Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tống Văn Hoàn - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP là phương pháp hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân mắc các vấn đề ở tim, phổi,... Phương pháp thông khí nhân tạo này được chỉ định, chống chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.
1. Thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP là gì?Những bệnh nhân không thể thở tự nhiên thì có thể áp dụng phương pháp thông khí nhân tạo. Thông khí nhân tạo gồm thông khí không xâm nhập và thông khí xâm nhập. Thông khí không xâm nhập là phương pháp không sử dụng ống nội khí quản hay mở khí quản.
BiPAP (bilevel positive airway pressure) là phương pháp thông khí nhân tạo không xâm nhập hỗ trợ một phần cho hô hấp tự nhiên của bệnh nhân với 2 mức áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí gồm:
IPAP: Áp lực dương thở vào, tương đương với PSV;EPAP: Áp lực dương thở ra, tương đương với PEEP;Mục đích của phương pháp thông khí nhân tạo này nhằm:
Giảm áp lực trung bình và áp lực đỉnh trong đường dẫn khí, giảm biến chứng tăng áp lực và căng lồng ngực cho bệnh nhân;Giảm sức cản dòng thở ra, giảm công hô hấp cho bệnh nhân, giúp oxy hóa máu và tránh nguy cơ xẹp phổi.Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện trao đổi khí, giảm công hô hấp, không cần đặt ống nội khí quản hay mở khí quản, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, giảm nguy cơ biến chứng do đặt ống nội khí quản và mở khí quản. Đồng thời, thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả cao và chi phí thấp, góp phần cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
2. Chỉ định/chống chỉ định thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP 2.1 Chỉ địnhHỗ trợ hô hấp trong những trường hợp suy hô hấp nhưng còn nhịp thở. Cụ thể là:
Sau gây mê phẫu thuật;Sau phẫu thuật tim phổi;Mức độ nhẹ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tổn thương phổi cấp, suy hô hấp cấp tiến triển, phù phổi cấp;Suy tim;Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ;Sau khi rút ống nội khí quản;Trẻ sinh non: Có bệnh lý màng trong, mắc cơn ngừng thở, bị loạn sản phế quản phổi, hội chứng hít phân su nhẹ - trung bình, phù phổi, chảy máu phổi, chậm tiêu dịch phổi, mềm thanh quản, nhuyễn khí quản, tăng áp phổi, cai máy thở cho bệnh nhi phải thở máy xâm nhập kéo dài hoặc trẻ sinh cực non.+ Đặt các thông số máy thở ban đầu:
FiO2 100% sau đó giảm dần để duy trì FiO2 > 92%IPAP 8-12 cmH2OEPAP 0-5 cmH2OÁp lực hỗ trợ (PS) = IPAP-EPAPÁp lực chênh lệch giữa IPAP và EPAP nên duy trì khoảng 5cmH2O, BiPAP thường bắt đầu IPAP/EPAP là 8/3 hoặc 10/5 cmH2O.+ Đặt các mức giới hạn báo động
Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi Người bệnh.
+ Tiến hành cho Người bệnh thở máy
Giải thích cho Người bệnh hiểu và hợp tác, sau đó úp mặt nạ mũi hoặc mieng-mũi cho người bệnh , tay Người thực hiện giữ mặt nạ sao cho vừa khít, kiểm tra hướng dẫn Người bệnh thở theo máy , khi Người bệnh thở theo máy , hợp tác tốt thì mới dùng dây cố định
+ Điều chỉnh thông số máy thở:
Nếu PaO2 giảm
Tăng FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%.Tăng IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O, có thể tăng IPAP đến 20cmH20 và EPAP tăng đến 10-12cmH2O.Nếu PaO2 tăng: Giảm FiO2 mỗi 10% để đạt SpO2 > 92%
Trường hợp PaCO2 tăng (pH 7,45): Giảm IPAP và EPAP mỗi lần 2cmH2O.
3.3 Theo dõiHoạt động của máy thở, các áp lực đường thở và tình trạng báo động;Theo dõi tình trạng chống máy: Xem người bệnh có hợp tác không, nếu không hợp tác cần hướng dẫn, động viên bệnh nhân. Trong trường hợp thất bại, oxy hóa máu của bệnh nhân không cải thiện thì có thể đặt nội khí quản thở máy xâm nhập;Huyết áp, mạch, điện tim, SpO2, ý thức bệnh nhân thường xuyên;Xét nghiệm khí máu định kỳ 12 - 24 giờ/lần tùy theo tình trạng bệnh, cấp cứu khi có diễn biến bất thường;Chụp X-quang phổi định kỳ 1 - 2 ngày/lần, chụp cấp cứu khi có diễn biến bất thường.Khi được chỉ định thực hiện thông khí nhân tạo không xâm nhập BiPAP, bệnh nhân nên phối hợp tốt với bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.