Lịch sử thương hiệu đồng hồ Citizen - Niềm tự hào của người dân Nhật Bản |collagen nhật bản dạng nước


Lịch sử thương hiệu đồng hồ Citizen - Niềm tự hào của người dân Nhật Bản

Nhắc đến đồng hồ hàng hiệu Nhật, không thể nào bỏ qua thương hiệu Citizen. Với người dân Nhật Bản nó không chỉ đơn thuần là những chiếc đồng hồ mạnh mẽ chuẩn xác, mà lịch sử hình thành nên thương hiệu này cũng ẩn chứa nhiều niềm tự hào của người dân đất nước mặt trời mọc.

Giới thiệu thương hiệu đồng hồ Citizen

Citizen trong tiếng anh có nghĩa là “thường dân”, đây chính là điều cốt lõi mà thương hiệu nhắm tới. Những chiếc đồng hồ Citizen chất lượng, bền bỉ và chuẩn xác nhưng lại gần gũi và phù hợp với bất kỳ đối tượng khách hàng nào. Từ một sinh viên, nhân viên văn phòng cho tới những người giàu sang đều hoàn toàn có thể lựa chọn những mẫu đồng hồ Citizen phù hợp.

Đây chính là một trong những yếu tố mang tên tuổi thương hiệu Citizen ra đến toàn thế giới. Bên cạnh đó các mẫu thiết kế ngày càng đa dạng, thời trang, chất lượng liên tục được nâng cấp, nắm bắt được xu hướng. Một thương hiệu đồng hồ mang tầm ảnh hưởng đến thị trường thế giới đã làm cho người dân Nhật Bản vô cùng tự hào.

Lịch sử hình thành là phát triển của thương hiệu đồng hồ Nhật Citizen

Những người sáng lập nên thương hiệu đồng hồ nổi danh Nhật Bản Citizen

Nghe đến thương hiệu Citizen nhiều nhưng không phải ai cũng biết về quá trình hình lịch và lịch sử nhiều thăng trầm của thương hiệu nổi danh Nhật Bản này.

Tháng 3-1918, viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha ra đời là tiền thân đầu tiên của thương hiệu Citizen. Sau đó Thị trưởng Tokyo, ông Shimpei Goto đổi tên thành “CITIZEN” với ý nghĩa và mong muốn rằng đồng hồ không còn là món đồ xa xỉ nữa mà trở nên phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người trên khắp thế giới.

Vào năm 1924, Citizen có thương mại sản phẩm đầu tiên của mình, là chiếc đồng hồ bỏ túi sử dụng máy Caliber 16. Và sản phẩm này nhanh chóng được người dân yêu thích và sử dụng rộng rãi. Và với sự thành công từ sản phẩm này, thương hiệu Citizen vươn lên mạnh mẽ cho đến khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc chiến này đã tàn phá nặng nề nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của Nhật Bản.

Citizen có thương mại sản phẩm đầu tiên của mình, là chiếc đồng hồ bỏ túi sử dụng máy Caliber 16

Với biến cố của thế giới, thương hiệu Citizen bước sang một kỷ nguyên mới với sự xuất hiện của chủ tịch Eiichi Yamada. Đây là cột mốc quạn trọng của lịch sử đồng hồ Citizen. Ông hiểu rằng tương lai của Citizen nằm trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài, xây dựng nhiều đại lý phân phối trên toàn thế giới.

Năm 1930, Viện Nghiên Cứu Shokosha mở rộng thành một công ty đồng hồ với đầy đủ các chức năng với cái tên CITIZEN Watch Co. Ltd. Công ty mới này cách vị trí cũ của họ ở Tokyo khoảng 200km và bắt đầu xây dựng một “đế chế” hùng mạnh.

Năm 1930, Viện Nghiên Cứu Shokosha mở rộng thành một công ty đồng hồ với đầy đủ các chức năng với cái tên CITIZEN Watch Co. Ltd.

Vào tháng 7-1936, khi khả năng sản xuất tăng cao, Citizen bắt đầu xuất khẩu sản phẩm tới khu vực Đông Nam Á và vùng Nam Thái Bình Dương

Vào tháng 3-1946, Eiichi Yamada trở thành tổng giám đốc của CITIZEN. Với tư tưởng đổi mới, Yamada hiểu rằng tương lai của CITIZEN nằm ở việc mở rộng thị trường ra nước ngoài. Cùng cùng năm đó, ông đã thành lập một công ty con với tên là CITIZEN Trading Company chuyên kinh doanh và làm marketing.

Năm 1953, Citizen cho ra đời thêm một nhà máy sản xuất đồng hồ, The Rhythm Clock Co. (hiện nay có tên là The Rhythm Watch Co., Ltd).

Và vào năm 1956, Citizen đã khẳng định sự đột phá và đẳng cấp của mình khi cho ra mắt chiếc đồng hồ chống va đập và chống sốc đầu tiên trên thế giới. Không chỉ là thành công của thương hiệu đồng hồ Nhật Bản này mà còn là bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ.

Không lâu sau đó, Citizen tiếp tục thành công với buổi ra mắt mẫu Parawater, là mẫu đồng hồ chịu nước khi sử dụng bộ máy Cal.920 (2B) được xem là đồng hồ chịu nước tốt nhất thế giới tại thời điểm đó.

Tháng 5-1970, Citizen đã tung ra chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới có vỏ làm bằng Titanum là loại máy X-8 được đặt trong vỏ Titanium. Công ty đã đi đầu trong việc sử dụng kim loại bền, nhẹ vào sản xuất đồng hồ và trở thành nhà sản xuất đồng hồ Titanium lớn nhất thế giới.

Năm 1972, Citizen phát triển dòng đồng hồ Sports Master, với tính năng Chronograph tự động, được đặt tên là Easter Rabbit. Dòng đồng hồ này sử dụng bộ máy Cal.8110, trong đó bao gồm một cơ chế thiết lập lại zero.

Năm 1973, Citizen cho ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay thạch anh đầu tiên của mình, sử dụng bộ máy Cal.8810.

Năm 1975, Citizen mở rộng thị trường sang Mỹ và thành lập công ty Citizen Watch Co. of America.

Năm 1976, Citizen tung ra mẫu đồng hồ Crystron Solar Cell là đồng hồ Quartz hiển thị analog dùng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới độ sai lệch dưới 15 giây/tháng.

Năm 1978, Citizen bắt đầu cái mà sau này được biết đến là “cuộc chiến đồng hồ mỏng” với mẫu đồng hồ CITIZEN Exceed Gold siêu phẩm đồng hồ với bộ máy thạch anh Quartz 790 chỉ dày 0.98mm.

Đến năm 1980, Nhật Bản trở thành nhà sản xuất đồng hồ và bộ máy đồng hồ lớn nhất thế giới. Và trong năm này, Citizen cho ra đời chiếc đồng hồ nữ có trọng lượng nhẹ nhất thế giới.

Đến cuối năm 1981, Citizen phát hành chiếc đồng hồ Citizen Professional Diver 1300m, vào thời điểm đó đây là chiếc đồng hồ chống nước tốt nhất thế giới.

Citizen phát hành chiếc đồng hồ Citizen Professional Diver 1300m, vào thời điểm đó đây là chiếc đồng hồ chống nước tốt nhất thế giới

Đến năm 1995, một trong những cột mốc lớn nhất của hãng Citizen đó là cho ra đời dòng đồng hồ CITIZEN Eco-Drive, đánh dấu một cột mốc vàng son trong lịch sử của thương hiệu Citizen. Đưa ra một tư duy mới cho nghệ thuật chế tác đồng hồ. Đây là một giải pháp mới trong cách sử dụng năng lượng đồng hồ. Dùng ánh sáng để tạo ra năng lượng của đồng hồ thay thế cho đồng hồ pin kiểu truyền thống. Một sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó đến nay, tên gọi và biểu tượng Eco-Drive được cả thế giới ghi nhận.

Năm 1997, Citizen ra mắt dòng đồng hồ Exceed Eco-Drive cho thị trường Nhật Bản, với độ chính xác +/- 10 giây cho mỗi năm.

Năm 1998, chứng kiến sự ra đời của phiên bản đồng hồ Promaster Eco-Drive Aqualand, chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới hoạt đồng bằng năng lượng mặt trời có thể lặn sâu ở dưới biển. Cũng trong năm đó, Citizen công bố bộ máy thạch anh nhỏ nhất thế giới được trang bị cho chiếc đồng hồ Exceed Lady’s Eco-Drive.

Năm 2003, Citizen tiếp tục phát triển dòng sản phẩm mới đi trước thời đại mang tên Stiletto. Đây là dòng đồng hồ mỏng nhất thế giới dùng năng lượng của ánh sáng. Với nhiều kiểu dáng đẹp, tinh tế và sang trọng với độ dày từ 4,4mm.

Ngày 10 tháng 1 năm 2008, Citizen mua lại Công ty đồng hồ Bulova –một trong những thương hiệu đồng hồ trứ danh của Mỹ, bao gồm tất cả các thương hiệu trực thuộc như: Bulova, Caravelle, Wittnauer và Acctron trị giá 247 triệu đô.

Hiện nay, Citizen là một trong những nhóm công ty công nghiệp lớn nhất Nhật Bản, với 80 công ty con trải khắp 5 châu lục, công ty đã có 882 (đã hợp nhất) nhân viên trên toàn thế giới và xuất khẩu sản phẩm của mình trên toàn cầu. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 3.27 tỷ USD.

Những thành tựu đột phá mang tên thương hiệu Citizen

 

Đồng hồ đầu tiên sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD)

Đồng hồ đầu tiên sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD)

Năm 1973, CITIZEN bước chân thời đại đồng hồ Quartz với mẫu đồng hồ CITIZEN Quartz Crystron, chiếc đồng hồ máy Quartz hiển thị giờ bằng các kim giờ, phút, giây đầu tiên. Chiếc đồng hồ điện tử kỹ thuật số đầu tiên Quartz Crystron LC xuất hiện vào năm 1974. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) để hiển thị thứ, ngày và giờ. Phiên bản dành cho nữ cũng là chiếc đồng hồ dành cho nữ sử dụng màn hình LCD đầu tiên.

Đồng hồ năng lượng mặt trời hiển thị Analog đầu tiên

Đồng hồ năng lượng mặt trời hiển thị Analog đầu tiên

Năm 1976, Citizen tung ra mẫu đồng hồ Crystron Solar Cell là đồng hồ Quartz hiển thị analog dùng năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới độ sai lệch dưới 15 giây/tháng.

Đồng hồ mỏng nhất

Năm 1978, Citizen bắt đầu cái mà sau này được biết đến là “cuộc chiến đồng hồ mỏng”

 

Năm 1978, Citizen bắt đầu cái mà sau này được biết đến là “cuộc chiến đồng hồ mỏng”

Năm 1978, Citizen bắt đầu cái mà sau này được biết đến là “cuộc chiến đồng hồ mỏng” với mẫu đồng hồ Citizen Exceed Gold, còn được biết đến Citizen Quartz 790.

Đồng hồ này sở hữu máy đồng hồ đầu tiên trên thế giới có độ dầy nhỏ hơn 1mm. Sản phẩm của phòng nghiên cứu và phát triển của Citizen có kích thước đo được như sau: 23.7mm x 20.0mm x 0.98mm. Máy đồng hồ mỏng cho phép Citizen sử dụng vỏ máy mỏng. Toàn bộ đồng hồ có độ dày chỉ 4.1mm.

Đồng hồ leo núi đầu tiên có cảm biến đo độ cao

Cuối thập kỷ 80, Citizen giới thiệu mẫu đồng hồ Altichron, chiếc đồng hồ leo núi đầu tiên trên thế giới có cảm biến đo độ cao

Năm 1985, Citizen đã giới thiệu mẫu đầu tiên của dòng đồng hồ lặn nổi tiếng Aqualand - có khả năng đo độ sâu. Cuối thập kỷ 80, Citizen giới thiệu mẫu đồng hồ Altichron, chiếc đồng hồ leo núi đầu tiên trên thế giới có cảm biến đo độ cao. Dòng đồng hồ thể thao ProMaster xuất hiện vào đầu thập kỷ 90.

Các dòng sản phẩm của đồng hồ Citizen Nhật Bản Dòng đồng hồ Citizen Quartz

Dòng đồng hồ Citizen Quartz

Với việc sử dụng pin để lên dây cót đồng hồ, thì đồng hồ citizen quartz mang những kiểu dáng cũ và truyền thống của đồng hồ từ xưa đến nay. Ngoài ra với những ưu thế như bộ máy nhỏ gọn, nhẹ nhàng khiến chúng trở nên thanh lịch và trang nhã hơn những dòng đồng hồ khác. Nếu so sánh các sản phẩm cùng chất lượng như Seiko và Orient thì Citizen có mức giá thấp hơn. Đây là điều mà làm khách hàng cảm thấy thích thú hơn thì lựa chọn đồng hồ dòng này.

Dòng đồng hồ Citizen Eco–Drive

Dòng đồng hồ Citizen Eco–Drive

Với dòng đồng hồ Citizen Eco–Drive chính là sản phẩm đáng giá nhất của hãng citizen, đến hiện tại thì 60% sản phẩm của Citizen vẫn giành cho dòng đồng hồ này với mức giá từ rẻ từ 3 triệu đến những mẫu xa xỉ lên tới 20 triệu. Nhưng những chiếc đồng hồ này đều có điểm chung là sử dụng công nghệ năng lượng ánh sáng Eco–Drive lần đầu tiên trên thế giới, mang nét đột phá to lớn cho nhân loại, mà tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa một hãng đồng hồ khác có thể đánh bại.

Dòng đồng hồ Citizen Automatic

Dòng đồng hồ Citizen Automatic

Đồng hồ Citizen Automatic không phải là chủ lực của đồng hồ citizen với các sản phẩm vượt trội nhưng nó cũng không hề kém cạnh về chất lượng bộ máy Miyota cao cấp được coi là linh hồn của những chiếc đồng hồ Citizen.

Tham khảo

Các sản phẩm mới nhất của thương hiệu đồng hồ Nhật Citizen: https://cuahanglamdep.com/citizen/dong-ho

Các sản phẩm đồng hồ Citizen nam: https://cuahanglamdep.com/citizen/dong-ho/nam

Các sản phẩm đồng hồ Citizen nữ: https://cuahanglamdep.com/citizen/dong-ho/nu

Bài viết tham khảo: Ưu điểm nổi bật của đồng hồ Citizen Nhật và 5 lưu ý sử dụng cho dân sành

Link liên kết bên ngoài 

Web chính thức thương hiệu đồng hồ Citizen: https://www.citizenwatch.com/

Thương hiệu đồng hồ Citizen tại Cửa Hàng Làm Đẹp

Sàn TMĐCửa Hàng Làm Đẹp Việt Nam, có đầy đủ các dòng sản phẩm đồng hồ của thương hiệu đồng hồ Citizen Nhật. Với từng mẫu sản phẩm có mức giá khác nhau nhưng chất lượng vô cùng đảm bảo. Cam kết hàng chính hãng, có đầy đủ bill, giấy tờ và phụ kiện đi kèm.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi viết và tư vấn mua hàng!

Hotline: 0886280281

Email: cskh@cuahanglamdep.com

Địa chỉ: 234 Huỳnh Văn Bánh,P11, Phú Nhuận, TP.HCM