Vẽ phối cảnh cho người mới phần 2 tiếp tục phần 1 sẽ hướng dẫn các bạn những điều cơ bản của vẽ phối cảnh, và cách ứng dụng chúng vào việc vẽ manga và anime. Nói một cách đơn giản thì vẽ phối cảnh là vật ở xa trông nhỏ hơn vật ở gần. Trong nghệ thuật, việc phối cảnh đúng là rất quan trọng, vì nó có thể làm một vật phẳng trông có độ sâu và góc cạnh. Các bạn đón xem phần 1: Hướng dẫn vẽ phối cảnh cho người mới bắt đầu và ứng dụng vào Anime – Phần 1
Các bạn phải chú ý là trong nhiều trường hợp, các điểm biến mất và có khi là cả đường chân trời nằm ngoài phần vẽ. Điều này nghe khó hiểu nhưng chỉ cần nhìn vào các ví dụ trong bài viết này bạn sẽ thấy; các hình vẽ nhỏ hơn của cùng một vật được dùng để thể hiện những đường phối cảnh. Các bạn hãy thử thêm những đường phối cảnh vào một đồ vật lớn thì các điểm biến mất sẽ không vừa khung hình.
Tầm quan trọng của tầm mắtChú thích hình: *Perspective line: đường phối cảnh *Horizon line: đường chân trời *Object line: đồ vật
Ở ví dụ trên bạn có thể thấy vị trí theo chiều dọc của một vật thay đổi dựa vào tầm mắt của người nhìn. Bạn có thể thử bằng cách đặt một tờ giấy ở dưới đất, rồi đưa có lên cao dần trong lúc giữ nguyên vị trí mắt của mình. Tờ giấy càng cao gần mắt thì nó trông càng giống một đường thẳng (nếu bạn nhìn từ một bên). Trường hợp tương tự nếu bạn di chuyển tờ giấy thấp dần.
Nếu áp dụng điều này vào vẽ một chiếc cốc theo phối cảnh đúng, thì phần đáy cốc sẽ tròn hơn phần miệng cốc (kéo dài theo chiều dọc). Điều này là do thường chúng ta sẽ nhìn cái cốc từ trên xuống khiến phần miệng cốc gần mắt hơn. Nếu chiếc cốc nằm trên tầm mắt thì sẽ có kết quả ngược lại (phần miệng tròn hơn).
Nếu bạn làm theo những hướng dẫn ở trên và vẽ ra những đường phối cảnh cũng như điểm biến mất, bạn sẽ tự động có một cấu trúc chính xác. Nhưng nếu bạn vẽ khung cảnh có nhiều đồ vật, hoặc nhiều khung tranh manga, sẽ tốn rất nhiều thời gian để vẽ đi vẽ lại những đường này. Vậy nên khi vẽ mà không dùng đường hướng dẫn, các bạn vẫn phải nhớ những quy tắc trên và cẩn thận khi vẽ.
Áp dụng vẽ phối cảnh vào Anime và MangaỞ trên là hình phòng ngủ (thường được thấy trong anime và manga) được thực hiện với vẽ phối cảnh một điểm. Nếu vẽ những đường phối cảnh vào những vật dụng thì chúng ta sẽ thấy chúng đều tụ về một điểm (điểm biến mất).
Cũng như tấm hình phòng ngủ, các bạn có thể tìm thấy vẽ phối cảnh trong rất nhiều anime và manga, từ phòng, nội thất, thành phố, đường xá, tòa nhà, và cả con người đều trông đẹp hơn khi được vẽ đúng phối cảnh.
Phối cảnh khi vẽ nhân vật AnimeMột ví dụ cơ bản khi vẽ phối cảnh nhân vật anime là nhân vật đứng gần trông lớn hơn nhân vật đứng xa ở phía sau.
Nếu bạn muốn nhanh gọn nắm được chung chung kích cỡ của nhân vật khi đứng gần cần phải lớn hơn nhân vật ở xa bao nhiêu ( và ngược lại ), bạn hoàn toàn có thể dùng ví dụ ở trên .
Vẽ một đường dọc cao bằng nhân vật bạn muốn dùng làm mốc (màu đỏ) Vẽ các đường phối cảnh (màu xanh dương) từ điểm biến mất chạm vào điểm đầu và chân của đường đỏ Vẽ đường dọc thứ hai (màu đỏ) ở giữa hai đường phối cảnh ở đằng trước hoặc sau của đường thứ nhất Vẽ các đường ngang từ đường đỏ thứ hai và vẽ nhân vật trong khung đó.Các bạn phải chú ý quan tâm là cách làm này chỉ hoàn toàn có thể vận dụng khi các nhân vật có tư thế tương tự nhau. Tuy nó không đúng chuẩn 100 % nhưng hoàn toàn có thể giúp các bạn tránh mắc lỗi nếu biết sử dụng đúng cách . Nếu bạn muốn ước đạt kích cỡ của nhân vật ở tư thế khác với nhân vật bạn chọn làm mốc, bạn hoàn toàn có thể phác họa sơ hình dáng nhân vật có tư thế đó với size gốc trước, rồi vẽ lại nhân vật với kích cỡ bạn muốn .
Một ví dụ phức tạp hơn như là nắm đấm ở ngay trước mặt bạn ( giống hình vẽ phía trên ). Bạn cần vẽ nắm đấm lớn hơn toàn bộ những phần còn lại của khung hình nhân vật .
Nếu bạn cần ví dụ thật thì bạn chỉ cần đưa tay đến gần mặt mình. Bạn sẽ thấy tay lớn hơn so với những bộ phận khác vì tính phối cảnh.
Học vẽ theo phối cảnhNếu bạn chưa từng nghe về phối cảnh thì đây sẽ là rất nhiều thông tin bạn cần nhớ, nhưng đừng để nó làm bạn nản chí. Vẽ phối cảnh thật ra không quá phức tạp. Nếu bạn đã vẽ một thời gian, có thể bạn đã và đang vẽ theo phối cảnh nhưng lại không biết. Bây giờ khi có kiến thức về vẽ phối cảnh, bạn có thể áp dụng nó vào tranh của mình.
Nguồn : Anime Outline Đừng bỏ qua :