Vừa qua, phòng giáo dục thị xã Kỳ Anh đã tổ chức mời Tiến Sỹ Đặng Lưu nói chuyện về chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn mới cho toàn thể lãnh đạo phòng giáo dục, lãnh đạo các trường cùng toàn thể các thầy cô giáo dạy môn Ngữ Văn trong thị xã cùng nghe.
Trong diễn đàn, Tiến Sỹ Đặng Lưu đã mô tả sơ lược về đổi mới kinh tế, xã hội , giáo dục nhưng trong đó sự đổi mới về giáo dục có sự khác biệt hơn cả. Theo Tiến Sỹ thì sự đổi mới lần này là sự triệt để từ các bậc học: THPT, THCS, TH….
Cũng theo Tiến sỹ, chương trình cũ đang là sự băn khoăn lớn hiện nay, còn chương trình mới có tính ưu việt hơn . Về sự đổi mới lần này, theo tiết lộ của Tiến Sỹ từ trước đến nay, trong lịch sử giáo dục mới có chương trình giáo dục tổng thể như thế này. Đây như là sự minh bạch hóa để tất cả mọi người làm giáo dục đều biết về kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục tổng thể mà sắp tới sẽ công bố. Tiến Sỹ cho biết: hiện đã có chương trình dự thảo được công bố trên mạng Internet
Tiến Sỹ trao đổi trực tiếp với các giáo viên, lắng nghe những ý kiến, những trăn trở, những góp ý, những phản ánh gì về chương trình tổng thể để gửi về Ban chủ biên.
Tiến sĩ Đặng Lưu
Tiến Sỹ cho biết, thế giới có xu thế là dạy học sinh biết làm gì chứ không dạy học sinh biết cái gì, tức là dạy cho học sinh từ các kiến thức đó để rồi học sinh có kỹ năng để biết làm gì, vận dụng. Trong chương trình mới, người thầy chỉ đóng vai trò như người huấn luyện viên dạy cho các em các chiêu để các em tự đá bóng. Theo nhiều ý kiến thì chương trình cũ người giáo viên dạy rất vất vả - giáo viên làm thay việc học sinh, đáng lẽ phần việc đó chuyển cho học sinh làm việc chủ động, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của người thầy.
Theo Tiến sỹ Lưu:” thế giới đã và đang theo xu thế là tạo ra “trí tuệ nhân tạo”- tức là xu thế người máy làm việc thay người; nguy cơ con người dần dần mất việc ngày càng lớn; nếu một đất nước không có sự thay đổi theo sự vận hành phát triển của thế giới, đặc biệt nền giáo dục thì dễ nguy cơ bị lạc hậu lớn. Ở Việt Nam, có sự bất cấp về nền giáo dục, sgk cũng đã già, cũ, không còn phù hợp với hiện tại của nước nhà cũng như phát triển của nên giáo dục của thế giới, nên cần phải thay đổi chương trình và sgk cho nền giáo dục Việt Nam. Thực tế, sự thay đổi đó không phải ngành nào làm được mà chỉ có ngành giáo dục mới làm được, nên chúng ta phải thay đổi. Chương trình sắp tới sẽ viết dễ hiểu, dễ đọc, đơn giản, các kiểu câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Chương trình lần này là dạy cái gì mà học sinh cần, theo phương pháp “ bàn tay nặn bột”- học sinh phải chủ động làm việc, dù sản phẩm lần đầu chưa tốt nhưng tự làm nhiều lần sẻ tốt hơn.
Trưởng phòng GD-ĐT Thị xã Kỳ Anh Nguyễn Hữu Sum
Trong chương trình môn Ngữ Văn lần này, mục tiêu sẽ dạy để học sinh, con người có được 5 phẩm chất và 10 năng lực, tức đào tạo nên con người có đầy đủ Nhân- Đức - Tâm; đào tạo ra con người có năng lực tự học, tự chủ- tự lớn lên như cây hay nói cách khác là tự quản trị cuộc đời mình.
Cao Cường