24-03-2019 - 10:19

Tọa đàm Giáo sư Nguyễn Đổng Chi với văn hóa dân gian

Sáng ngày 23/3/2019, nhân dịp kỷ niệm 35 năm mất của cố Giáo sư ( 1984 – 2019), được sự nhất trí của Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Chi hội VNDG Hà Tĩnh tổ chức Tọa đàm “Giáo sư Nguyễn Đổng Chi với văn hóa dân gian”.

         Tham dự buổi tọa đàm có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải; GS.TSKH Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội VNDG Việt Nam; GS. Nguyễn Huệ Chi - con trai trưởng cố GS Nguyễn Đổng Chi; các khoa học, nhà thơ, nhà văn, một số nhà nghiên cứu chuyên sâu về GS Nguyễn Đổng Chi trong nước, đại diện một số sở, ban, ngành trong tỉnh cùng một số Nghệ nhân dân gian tiêu biểu trên địa bàn đến dự.

Chương trình văn nghệ chào mừng của nhóm nghệ nhân dân ca Ví Giặm CLB Xuân Giang và CLB Cẩm Mỹ

          Cố GS. Nguyễn Đổng Chi (1915-1984) sinh ra tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), quê gốc ở xã Ích Hậu, nay thuộc huyện Lộc Hà. Ông là một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, có đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Nghệ Tĩnh. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Nguyễn Đổng Chi làm chuyên viên Ban Sử học của Viện KHXH TP.HCM, Trưởng ban Hán Nôm thuộc Ủy ban KHXH VN. Năm 1979, ban này trở thành Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Nguyễn Đổng Chi được bổ nhiệm quyền Viện trưởng.Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, cố GS. Nguyễn Đổng Chi là một trong 4 tác giả của Hà Tĩnh (cùng với Xuân Diệu, Huy Cận, Hồ Tôn Trinh) vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

GSTS. Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội VNDGVN đọc đề dẫn tọa đàm

Nhà văn Nguyên Ngọc

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên 

Tiến sĩ Đặng Thị Hảo

 GS Nguyễn Huệ Chi - đại diện gia đình GS. Nguyễn Đổng Chi.

          Tại buổi tọa đàm đã có nhiều tham luận, ý kiến đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của cố GS. Nguyễn Đổng Chi. Nhìn chung, các ý kiến đều tập trung khẳng định: cố GS. Nguyễn Đổng Chi là một học giả, nhà văn lớn đã có những đóng góp đặc biệt xuất sắc cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam, đã để lại cho đời một di sản đồ sộ trong hơn 50 năm cần mẫn lao động nghệ thuật, xứng đáng là tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

 Linh Châu
 

. . . . .
Loading the player...