Văn nghệ sĩ Hà Tĩnh xa quê

Nhà điêu khắc ĐIỀM PHÙNG THỊ

Nhà điêu khắc ĐIỀM PHÙNG THỊ

03-08-2012
Cái độc đáo riêng biệt của Điềm Phùng Thị là việc bà sáng tạo ra một nghệ thuật điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô-đun. Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu tự. Còn giáo sư Trần Văn Khê thì gọi là 7 nốt nhạc. 7 chữ cái ấy tiền thân là những mẫu gỗ thừa mà người ta vứt đi trong xưởng mỹ thuật của trường nghệ thuật thực hành. Những mẫu gỗ thừa hình vuông, chữ nhật, hình thang... ngẫu nhiên, nhưng là cả một thế giới hình tượng hết sức sinh động qua con mắt của Điềm Phùng Thị.
Nhà thơ CHÍNH HỮU

Nhà thơ CHÍNH HỮU

03-08-2012
Thơ Chính Hữu có cái nghiêm ngắn của "nhà binh", nhưng không khuôn cứng. Nó vừa là cảm xúc, vừa là trí tuệ. Mặc dù rất kiệm lời nhưng đọc thơ Chính Hữu, ta vẫn thấy đậm hơi thở thời đại, đồng thời thấy được phần nào chân dung tác giả. Thơ Chính Hữu luôn cho ta cảm giác, đằng sau những con chữ là một người sâu sắc, kinh lịch việc đời.
NSND, Hoạ sĩ LÊ HUY QUANG

NSND, Hoạ sĩ LÊ HUY QUANG

03-08-2012
Không nệ thực, không tả thực, không bị chi phối bởi hiện thực; nhưng cũng không tìm đến những hình thức biểu hiện cầu kỳ lạ lẫm - hội họa Lê Huy Quang là của tâm tưởng.
Hoạ sĩ NGUYỄN PHAN CHÁNH

Hoạ sĩ NGUYỄN PHAN CHÁNH

03-08-2012
Nguyễn Phan Chánh xứng đáng được ghi danh vào lịch sử hội họa hiện đại Việt Nam bởi ông là người đã sáng tạo ra phong cách tranh lụa đặc biệt Việt Nam và cũng là người đầu tiên gióng tiếng chuông lớn cho hội họa Việt Nam ở nước ngoài.
Hoạ sĩ TRẦN TỪ THÀNH

Hoạ sĩ TRẦN TỪ THÀNH

03-08-2012
Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu đồng nghiệp và công chúng yêu mến nghĩ về ông như họa sỹ của những dòng sông. Quả vậy ông có nhiều tác phẩm đẹp về sông nước Hà Tĩnh quê mình như Chiều sông La, Bến Đàng Ngang, Nỗi nhớ Ngàn Sâu, Mùa giông bão… những con người lam lũ trên bến dưới đò, dòng nước trong veo vì thiếu vắng hạt phù sa.
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TRẦN HỒNG

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TRẦN HỒNG

03-08-2012
Trần Hồng đã có 20 giải thưởng về ảnh trong nước và quốc tế. Chiến tranh đã lùi xa, người phóng viên chiến trường năm xưa nay đã nghỉ hưu, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hoài bão của mình. Đi khắp các miền chụp ảnh mẹ Việt Nam và chụp ảnh Đại tướng, với Trần Hồng, vẫn như là được chụp cả một thời hào hùng của dân tộc.
Nhà thơ XUÂN DIỆU

Nhà thơ XUÂN DIỆU

02-08-2012
Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình". Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào "Thơ Mới". Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
Nhà thơ MAI HỒNG NIÊN

Nhà thơ MAI HỒNG NIÊN

02-08-2012
Trong số những người làm thơ, Mai Hồng Niên vẫn được coi là người “sướng” nhất vì sự “lãng tử” với văn chương và cuộc đời. Anh ít bận tâm đến những bon chen của đời sống, phải chăng vì thế mà thơ anh luôn trẻ, luôn có hơi thở mới của thời cuộc. Có lẽ anh là người học được “thói ngang” của bậc tiền bối Nguyễn Công Trứ, người đồng hương, người “hàng xóm”, nên mọi việc đời qua con mắt Mai Hồng Niên đều lạc quan.
  [Đầu]... 1 2 3 4 ... [Cuối]
Loading the player...