30-01-2018 - 07:36

Điệu múa cổ tứ linh

Múa tứ linh vừa là trò diễn, vừa là trò chơi phổ biến ở kinh thành Thăng Long từ xa xưa. Dưới triều Nguyễn, múa Tứ linh xuất hiện trong các lễ Vạn Thọ, Hưng quốc khánh niệm, Thánh thọ, Tiên thọ, Thiên xuân, cúng mụ với ý nghĩa “đất lành chim đậu”, đất nước bình an.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội hiện lưu giữ gần 100 điệu múa cổ, gồm các thể loại múa dân gian, cung đình, múa tín ngưỡng và tôn giáo... Các điệu múa dân gian có: múa tứ linh xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội), múa chạy cờ (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội),  múa Bồng làng Triều Khúc, múa rắn ở Lệ Mật, múa  roi ở làng Cót, múa chén làng Mọc…

Kho tàng múa cổ của Thăng Long - Hà Nội không chỉ phản ánh bề dày lịch sử mà còn lưu giữ những tinh hoa văn hóa đặc sắc, mang nét độc đáo, có sức sống lâu bền đi cùng năm tháng đến ngày nay.

Vào mỗi dịp xuân về, đội múa tứ linh thôn Đục Khê, xã Hương Sơn (Mỹ Đức - Hà Nội)
thường biểu diễn tại hội chùa Hương, các hoạt động lễ ở sân đình, đền, đám hỉ hay các đám khao thọ lớn.

Không chỉ biểu diễn tại địa phương, đội múa tứ linh thôn Đục Khê 
còn được mời biểu diễn tại các lễ hội lớn ở Thủ đô hay các tỉnh, thành khác như: Hòa Bình, Ninh Bình…

Tứ linh bắt nguồn từ bốn linh thần Thanh Long - Bạch hổ - Huyền vũ - Chu tước,
biểu trưng bốn chòm sao ở bốn phương trời, theo quan niệm dân gian là
những thành tố tạo thành trời đất (lửa, nước, đất, gió).

Những linh vật trong điệu múa cổ được làm bằng giấy bồi, vẽ màu sặc sỡ.
Cánh và mình làm bằng vải hoặc lụa, thêu kim tuyến và chỉ ngũ sắc.

Điệu múa tứ linh dùng hình tượng vật, múa không có lời hát kèm theo,
diễn tả những động tác tiêu biểu của bốn linh vật Long (rồng) - Ly (lân) - Quy (rùa) - Phượng
(chim phượng hoàng) theo nhịp nhạc bát âm.

Để thực hiện các động tác đẹp mắt như vìa (thân rồng vây tròn quanh viên ngọc),
lộn (rồng uốn khúc chui đầu qua thân)... cùng các kỹ thuật múa ba lễ
của đủ bộ tứ linh đòi hỏi sự nhanh nhẹn.

Múa tứ linh với các nhân vật dân gian: long, lân, quy, phụng.

Các cụ tuổi cao biểu diễn động tác “thân rồng vây ngọc”
thể hiện sinh động hình ảnh linh vật trong không khí rộn rã của lễ hội ngày xuân.

Điệu múa cổ tứ linh không chỉ mang vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng,
mà còn là một thực thể đang lưu giữ những giá trị văn hiến của Thăng Long - Hà Nội
cần được sự quan tâm bảo tồn và phát triển.

Theo dangcongsan.vn

. . . . .
Loading the player...