Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (20/10/1922 - 15/6/2016) tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941-1946). Ông đã gây sự chú ý của giới mỹ thuật với tác phẩm Người gác Văn Miếu, sơn dầu giành được giải nhất tại Salon Unique lúc đang học năm thứ 3. Ông cũng là người có Bảo tàng riêng cho chính mình.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là một tấm gương trong lao động nghệ thuật, luôn luôn nghiêm túc, tìm tòi sáng tạo, thử nghiệm làm việc với nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, bột màu, chì than. Ông đã tạo một phong cách nghệ thuật riêng, kết hợp giữa quá khứ và hiện đại và đặc biệt từ việc học tập mỹ thuật dân tộc. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là người ít nói, ít tuyên ngôn, sống giản dị, lặng lẽ, khép kín. Một lần ông phát biểu về quan điểm nghệ thuật của mình: “Khai thác, đi đến tận cùng truyền thống, sẽ gặp hiện đại”.
Chủ đề hay gặp trong tranh của ông là những điệu múa cổ, Kiều, Thánh Gióng, và những con giáp, ông yêu thích là màu của dân gian Việt Nam, chất liệu mạnh nhất của ông là sơn mài truyền thống và sau này là bột màu, giấy dó, tranh của ông phối hợp bút pháp hiện đại với tư duy cổ truyền tạo nên một bản sắc riêng, màu sắc, đường nét, nhịp điệu trong tranh ông luôn được phong cách hóa, kỹ thuật tạo hình hiện đại, cách điệu vẫn gợi được tín ngưỡng dân tộc.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm suốt đời mình đã làm việc, sáng tạo, sống xứng đáng với sự tôn vinh về một danh họa. Với sự cống hiến của ông cho mỹ thuật nước nhà. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm (1996).
Trang Văn nghệ Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu một số các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm:
Gióng, sơn mài
Điệu múa cổ, sơn mài
Con nghé quả thực, sơn mài
Nguyện ước, sơn mài
Hai cô gái, sơn mài
Tranh 12 con giáp, bột màu
Anh Ngọc