02-09-2018 - 10:22

Chùm thơ của các tác giả Phan Thuần, Trần Văn Thuyên, Phạm Việt Thư

Văn nghệ Hà Tĩnh giới thiệu chùm thơ của nhiều tác giả được rút từ tuyển thơ của người Hà Tĩnh xa quê.

PHAN THUẦN

- Quê: Xã Tùng Ảnh, Đức Thọ

 

QUÊ HƯƠNG

 
Quê h­ương đất mẹ ngọt lành
Thiết tha câu hát ân tình lời ru
Trời quê xanh ngắt mùa thu
V­ườn cây quả chín, chim tu hú về
Cỏ xanh xanh m­ướt bờ đê
Nắng chiều đổ bóng đàn bê về chuồng
Hoàng hôn giăng sợi tơ v­ương
Níu chùng tiếng sáo neo l­ưng chừng trời
Trăng lên theo gió ru mời
Ánh trăng như­ mái tóc dài vấn quanh
Vấn từ Linh cảm quê mình
Vấn quanh Chợ Hạ kết tình đôi nơi
Từ Tam soa qua bãi Soi
Trăng treo Đông thái trăng soi làng Hà
Đất Nho gia, đất lụa là
Nơi sinh thành của Mẹ, Cha một đời
Dù cho sông cạn núi dời
Lòng con vẫn ghi khắc lời Mẹ, Cha
Sông La  tấm lụa m­ượt mà
Dệt nên cảnh sắc quê ta tuyệt vời
Dù ai góc bể chân trời
Dù ai phiêu lãng đ­ường đời bao năm
Chân đi lòng vẫn nhớ thầm
Ngọt ngào canh hến, giòn tan quả cà
Ng­ời đi xa, kẻ ở nhà
Bao năm quê ấy đậm đà lòng son
Ng­ười đi trăm núi ngàn non
Gót mòn sỏi đá không quên lối về
Cây đa bến nư­ớc con đê
Xa bao năm cũng nhớ về , Quê ơi!
                                         Tháng 3-2012

 

Bến Tam Soa - Ảnh: Đậu Bình

 

TRẦN VĂN THUYÊN

- Sinh năm 1947. 
- Quê: Xã Xuân Giang, Nghi Xuân
- Địa chỉ: Đường 385,Quận 9,TP.HCM
 

VỚI SÔNG LAM
(Ngoảnh đầu sương trắng giăng Hồng Lĩnh
Thương nhớ Lam Giang tóc bạc dần !)

 

Nhớ một chiều trở lại quê hương
Nghe em hát sao mà thương đến thế
Sông Lam ơi cứ xuôi về với bể
“Giận mà thương”da diết đến cháy lòng
Nhớ một chiều tắm mát ven sông
Ngụp lặn vui đùa dầm mình khỏa nước
Cầu Bến Thủy cong vành cong chiếc lược
Chải sông Lam xanh mãi đến vô cùng !...
Nhớ một chiều ta đã qua sông
Nợ em nhiều câu thương câu nhớ
Nợ em một câu đợi câu chờ
Để bây giờ cứ ngỡ mãi trong mơ
Chiều Trường Sơn ta đã làm thơ
Thương nhớ về sông Lam Hồng Lĩnh
Hình bóng em trong tâm hồn người lính
Như sông Lam vẫn mãi mãi đợi chờ
Bến Giang Đình sáng ấy sương mờ
Chia tay nhau hẹn ngày gặp lại
Thế rồi người ơi ! Người đi mãi
Để sông Lam vẫn “ Muối mặn gừng cay!”
Để bây giờ tóc trắng như mây
Với sông Lam vẫn đầy kỷ niệm
Sông vẫn xanh như là màu nhiệm
Xanh mãi trong ta xanh đến vô cùng !

Chiều quê - Ảnh: Xuân Lộc

 

NHỚ

 

Tết đã ùa về với nắng xuân
Cả đời phiêu bạt nay dừng chân
Ngoảnh đầu sương trắng giăng Hồng Lĩnh
Thương nhớ Lam Giang tóc bạc dần

 

PHẠM VIỆT THƯ

 

- Sinh năm1953. 
- Quê: xã Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An. 
- Nhiều năm sống và làm việc ở Hà Tĩnh
- Nơi ở hiện nay: Đường Nguyễn Đức Cảnh, khối 19 .P. Hưng Bình, TP.Vinh, Nghệ An.

 

VỚI BÀ HUYỆN THANH QUAN

 

Người ta gọi chị là bà
Em xin được gọi chị là chị thôi
Lại một mùa sim nữa rồi
Đèo Ngang bữa đó chị ngồi với ai
Cuốc trong thơ chị đến nay
Em không hiểu nó kêu ngày hay đêm
Chị còn nhớ nữa hay quên
Chú tiều đen nhẻm họ tên là gì
Nước non bốn phía xanh rì
Tiếc là em đến chị đi mất rồi
Xe đang rồng rắn lên trời
Người ngồi người đứng toàn người cao sang
Toàn là mũ áo xênh xang
Chỉ buồn một nỗi Đèo Ngang đang nghèo.

 

XA XỨ

 

Khi ta có mặt ở đời
Nào ai muốn sống làm người xa quê
Là nơi ta có câu thề
Có cha mẹ có bạn bè anh em
Là nơi máu chảy ruột mềm
Có trong nhung lụa cũng thèm về thăm
Là nơi cái vũng trâu đằm 
Dòng sông tuổi nhỏ vẫn nằm dưới mưa
Cây na cây ổi cây dừa
Có còn ở chỗ ngày xưa mình trèo
Làng tôi có lắm tre pheo
Làng tôi lắm lúc cũng nhiều nhiễu nhương
Làng tôi con cá kho tương
Làng tôi mái tóc phải thường cắt cao
Tôi đi biết đến lúc nào
Cho tròn cái nghĩa đồng bào làng ơi

Thì đi cho trọn phận tôi
Làm con sáo sậu hót lời sang sông
Mẹ thương con sáo sổ lồng
Cha thương con sáo lâu không thấy về
Hót cùng mái lá bờ tre
Bà con làng xóm mình nghe đỡ buồn
Hát rằng máu đỏ như son
Người thì phương Bắc mà hồn phương Nam
Tôi giờ như lúa xanh lam
Như dừa xanh vút như tràm xanh xa
Buồn từ trong ruột buồn ra
Vui từ ngã bảy ngã ba vui về . . .

 

NHỚ TỐ NHƯ

 

Mấy trăm năm đã qua rồi
Gò đất nấm mộ của người còn đây
Ngay bên vạt ruộng đang cày
Cái cây buộc ngựa thì nay chẳng còn
Nhưng không mất được lối mòn
Đẹp như sợi chỉ để con tìm về
Cái thời rất khó khen chê
Vua vừa hại gái vừa mê đàn bà
Cái thời có một bông hoa
Như sinh ra chỉ để mà vô duyên
Cái thời có một người em 
Đưa mình thế chị ở trên đời này
Cái thời nghĩ lạ lùng thay
Những người chân thật thường hay tội tình
Những người biết phải làm thinh
Còn đâu như ở nước mình nữa không
Nhà thơ tan ruột nát lòng
Phải đi mượn chuyện bên sông nước người
Chuyện xa xưa chuyện cũ rồi 
Để mà nói những buồn vui xứ mình.

Càng khi đất nước thanh bình
Nguyễn Du càng được chúng sinh nhắc nhiều
Nước non có một Truyện Kiều
Bao nhiêu lần đọc bấy nhiêu lần buồn
Đã đành thuở ấy nước non
Nhân tình thế thái chẳng còn ra chi
Dân nghèo và nước lại suy
Cô Kiều cực nhục có gì lạ đâu
Nhưng không hiểu được vì sao
Đến người học rộng tài cao như người
Cũng cho muôn sự tại trời
Nước mắt rơi lại càng rơi chỗ này
Trang sách mỏng câu thơ dày
Ba trăm năm trước tầm tay nữa rồi.

Cháu con giờ trước cuộc đời
Làm ăn buôn bán nói cười tự do
Mà thương vô hạn vô bờ
Cha anh lớp lớp ngày xưa của mình
Bấy giờ ai dám hi sinh
Mới ngồi nói chuyện thời mình xẩy ra
Chưa ai bàn đến thơ ca làm gì
Ai hay chi thế nhưng vì
Áo cơm thói tục còn ghì sau vai
Yêu thơ mà quá mỉa mai
Chỉ vì cơm áo nằm ngoài thơ ca
Vua còn chấn lột quốc gia
Quan quân chấn lột người qua kẻ về
Thị thành chấn lột nhà quê
Rồi nhà quê cũng mất lề thói xưa
Cuộc đời nghĩ quá bông đùa
Những lúc như thế nhà thơ lại nhiều
Nhưng không phải để đi đầu
Mà là họ tản cư vào văn chương
Xem thơ như vé đi đường
Đói no ấm lạnh thói thường giống nhau.

Thế mà trong cuộc bể dâu
Người xem vương miện trên đầu như không
Truyện Kiều con đọc đã xong
Gần ba thế kỷ đọc trong một chiều
Người ơi Người viết Truyện Kiều
Về xem đất nước qua nhiều đổi thay. . .

. . . . .
Loading the player...