Họa sĩ Hoàng Tích Chù(1912-2003) quê làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1929, ông theo học lớp dự bị trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Do hoàn cảnh khó khăn nên ông học ngắt quãng, phải thi nhiều lần cho đến năm 1936 ông mới thi đỗ. Là một trong bốn họa sĩ đầu tiên mở xưởng vẽ sơn mài Hà Nội, ông là một trong những giảng viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội. Năm 1947 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia hoạt động bí mật trong thành và sau bị bắt giam (1953)… Ông là Viện trưởng Viện Mỹ nghệ Hà Nội từ năm 1970 cho tới lúc nghỉ hưu.
Họa sĩ Hoàng Tích Chù được xem là họa sĩ nổi danh trong lĩnh vực sơn mài, bút pháp của ông được thay đổi qua nhiều hoàn cảnh lịch sử: Cổ điển, hiện thực, tượng trưng. Ông có ảnh hưởng từ nghệ thuật dân gian qua thi ca hơn là trực tiếp từ nghệ thuật tạo hình cổ, ông có công trong khai thác vốn nghệ thuật sơn mài Việt Nam, tác phẩm của ông đạt được nghệ thuật cao. Nổi bật trong số tác phẩm của ông có bức “Tổ đôi công cấy lúa” được ông sáng tác năm 1958, tác phẩm này gần với thiên nhiên và hiện thực, ông đã tìm ra một gam màu mới, với một nền trời màu lam nhẹ, trong vắt, phần núi và nước màu ghi xanh cùng tông với nền trời, những khóm tre nhuộm ánh vàng, những cô gái Thái người mặc áo xanh, người mặc áo trắng đang cấy lúa, dáng người tự nhiên hòa quyện vào khung cảnh núi đồi, tác phẩm đã được ông thể hiện thành công hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Nam một cách sống động.
Họa sĩ Hoàng Tích Chù có công giảng dạy, đào tạo ra nhiều sinh viên nay trở thành những họa sĩ có tên tuổi ở Việt Nam. Với những cống hiến của ông cho nền nghệ thuật nước nhà. Năm 2000 ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho các tác phẩm: Tổ đổi công, Bác Hồ trồng cây với thiếu nhi, Mùa gặt, Đêm hậu cứ.
Văn nghệ Hà Tĩnh trân trong giới thiêu một số các tác phẩm của họa sĩ Hoàng Tích Chù
Tổ đôi công - Sơn mài
Đêm hậu cứ - Sơn mài
Phong cảnh chùa Thầy - Sơn mài
Bản giao hưởng trắng - Sơn dầu
Anh Ngọc