Tuyển sách "Những gương mặt nhà văn Hà Tĩnh" trân trọng giới thiệu chân dung Nhà văn Hà Quảng, quê quán Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Hà Quảng
- Họ và tên khai sinh: Trần Ninh
- Bút danh khác: Yến Nhi
- Quê quán: Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Dân tộc: Kinh
- Hiện thường trú tại: Nhà số 59, đường Đặng Dung, thành phố Hà Tĩnh
- Đảng viên ĐCSVN năm: 1989
- Vào Hội nhà văn Việt Nam: 01/2012
* Vài nét về quá trình học tập, công tác:
Đã học Đại học sư phạm Hà Nội, Cao học tại Đại học Vinh. Nhiều năm dạy các trường Trung học phổ thông Cẩm Xuyên, Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, rồi Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ Tĩnh. Một thời gian đi bộ đội chiến trường Quảng Trị, về công tác Sở Giáo dục đào tạo Hà Tĩnh, được phong tặng NGƯT năm 2000. Nhiều năm tham gia Ban Chấp hành Hội LHVHNT Hà Tĩnh.
Tác phẩm chính đã xuất bản:
1 - Nhành hoa bên suối - Phê bình, NXB Hội Nhà Văn, 2007
2 - Văn chương, một góc nhìn - LLPB, NXB Hội Nhà văn, 2009
3 - Cảm nhận và suy ngẫm - Phê bình, NXB Hội NHà văn, 2012
4 - Hồng Lam - đất văn chương, đất khoa bảng - biên khảo, NXB Thông Tấn 2012
5 - Văn chương, ký ức và sáng tạo - LLPB, NXB Hội Nhà văn, 2014
6 - Đến với thơ đương đại - LLPB, NXB Hội Nhà văn, 2017
Giải thưởng văn hoc:
Giải thưởng văn học Nguyễn Du 1995, 2005, 2010, 2015
Tặng thưởng của Hội đồng LLPB VHNT TW 2018
Văn nghệ Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu bài viết “Hồi ức vầng trăng thơ dại” của Nhà thơ Lê Quốc Hán được rút từ tuyển sách “Những gương mặt” Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Tĩnh, Nxb Hội Nhà văn, 2019.
HỒI ỨC VẦNG TRĂNG THƠ DẠI
- Mình không yêu cầu Hán chọn con đường văn học để đi, chỉ mong cậu thỉnh thoảng học văn cho mình vui thôi.
Tôi ngước nhìn thầy: một khuôn mặt chữ điền phúc hậu gợi nhớ câu thơ của thi sĩ họ Hàn thuở trước Lá trúc che ngang mặt chữ điền, một vầng trán, rộng mênh mông và đôi mắt mơ màng đang nhìn về xa thẳm. Tiếng Quảng Bình nhỏ nhẹ, thủ thỉ như cuốn hút hồn Tôi. Lẽ ra lúc đó Tôi phải đáp “vâng ạ”, thế mà cổ họng Tôi như bị ai khóa chặt không thốt lên được một lời nào. Bây giờ ngẫm lại, Tôi mới vỡ lẽ ra rằng dạo ấy mình khờ khạo lắm. Bị vây quanh bởi một vòng hào quang giả tạo mà người đời gan cho “thần đồng toán học” Tôi lao vào làm toán như một gã dở hơi, giành hết giải này sang giải khác với niềm hy vọng hão huyền: mình sẽ trở thành một nhà toán học. Tôi đâu biết rằng tạo hoá đã sắp đặt tất cả. Nhưng tuổi trẻ mai là tuổi trẻ, nào ai nỡ trách một cậu bé 16 tuổi đang đứng trước cánh cửa đời để chọn một hướng đi cho mình. Vì thế ngày ấy Tôi không phải lòng văn chương âu cũng là lẽ thường.
Nhưng Tôi là một người yếu đuối. Vì thương cha mẹ Tôi phúc hậu, trong phút sơ sinh tạo hóa đã biến Tôi thành con trai nhưng quên thổi vào linh hồn Tôi sức mạnh của người đàn ông nên trái tim Tôi vẫn thuộc về phái yếu. Vì vậy từ hôm đó, mỗi tuần một lần Tôi lại đến nhà thầy nghe đọc thơ và đàm đạo văn chương. Gần 40 năm trôi qua, Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh thầy nằm trên giường, người thẳng đuột như một khúc gỗ, đôi mắt mơ mộng nhìn lên trần nhà và đọc cho Tôi nghe những bài thơ tuyệt tác về mẹ của Nazim Hikmét, những bài thơ tình rạo rực của Puskin: ...Ngày Tôi còn trai trẻ sống lang bang/ Yêu nồng thắm một cô nang Hy Lạp... Lòng đau xé tưởng như điên như dại/ Mỗi lần Tôi nhìn lại chiếc khăn san/ Tôi có cảm giác hồn thầy đang ruổi theo gã trai trẻ kia phóng trên những thảo nguyên mênh mông để tìm giết kẻ phụ tình. Trong số các nhà thơ Việt Nam thời đó, thần tựợng của thầy có 3 thi sĩ: Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ. Thày yêu Vũ hơn cả, thường khen thơ Vũ tinh tế: Chiều ấy các anh đi/ Nắng nhạt vàng hoe gốc rạ/.../ Em muốn nói trăm câu nghìn câu/ Mà chỉ nghiêng đầu chào khe khẽ. Với các bạn thơ của mình, thày yêu nhất nhà giáo - nhà thơ Trần Quốc Anh. Thầy bảo Tôi: tâm hồn Trần Quốc Anh trong nên thơ của Trần Quốc Anh trong như vậy: Cầu qua kênh gập ghềnh đôi ván ghép/ Em đi về sol trộm bóng dòng xanh. Khi nghe tin Trần Quốc Anh hy sinh vì bom Mỹ trong một lần đi thăm trận địa pháo cao xạ, thầy đã khóc nức nở suốt mấy tuần.
Một lần, tôi ngồi ngắm trăng cùng thầy. Không hiểu sao vầng trăng hôm ấy sáng hơn mọi lần. Trời cũng cao hơn mà đất cũng rộng hơn. Dẫu đang sống trên mảnh đất tuyến lửa vào giai đoạn chiến tránh ác liệt nhất mà sao cảm giác thanh bình quá. Cái cảm giác gợi cho chúng Tôi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ già ở quê đang ngày đệm lo lắng cho đứa con yêu. Mắt thầy đăm đấm nhìn ra phương trời Nghi Xuân. Những cảm xúc thi ca tràn ngập tâm hồn, khiến thầy không làm chủ được mình. Thầy xin phép vào nghỉ trước. Sáng hôm sau thầy đưa cho Tôi đọc bài thơ Trăng làng vừa sáng tác đêm qua, Tôi mừng vì thày đã lột xác để thực sự biến thành thi sĩ. Bài thơ sớm được đăng trên báo Văn nghệ (một sự kiện lớn của giới văn nghệ sĩ tỉnh lẻ lúc đó), được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam và được chọn in trên nhiều tuyển thơ giá trị. Sau này, thày còn sáng tác một số thi phẩm được yêu thích khác: Bài học ngoài trời, Đường Kỳ Anh, Qua phà Linh cảm..., nhưng có lẽ Trăng làng thơ nhất trong các bài thơ của thầy.
TRĂNG LÀNG
HÀ QUẢNG
Trăng từ vạn cổ đến hôm nay
Chiếu sáng khắp trên mảnh đất này
Hạt giống trở mình nhô mầm biếc
Uống ánh trăng vàng chốc hóa cây
Thửa ruộng bên này người gặp gấp
Lưỡi hái lùa trăng lên ống tay
Bên kia lưỡi cày đêm vỡ đất
Gốc rạ bùn chen hương lên say
Cô em gánh nước băng đồng đến
Một tiếng mời vang ngân gió mây
Hai con trâu bỗng dừng chân bước
Hí hửng mồm nhai oi cỏ đầy
Từ phía đèo xa bom vẳng đến
Theo ánh đường trăng xe phóng bay
Gà gáy trăng theo về tận ngõ
Áo đẫm mồ hôi trăng mọc đầy
Vài chục năm nay, thầy không làm thơ nữa (chính xác là không công bố các sáng tác thơ mới của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng) nhưng tình cảm yêu thơ của thầy vẫn nguyên vẹn như xưa. Hàng trăm bài tiểu luận về thơ được chọn in trong các tác phẩm văn học của thầy đã được công chúng bạn đọc yêu thích. Thầy trở thành cây bút phê bình thơ có uy tín. Tâm huyết với nghề thầy được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Nhưng không hiểu sao Tôi mãi mãi vẫn muốn gọi thầy: Nhà thơ Hà Quảng./.
LQH
(Nguồn: Tiền phong số 03/2004)