Tôi định ra gặp cố Dật vào buổi trưa, nhưng vợ tôi bảo, anh đến sớm hơn một chút không thì cố đi chơi đó.
- Đi chơi? Tôi ngạc nhiên - Ở tuổi ấy mà con đi chơi à?
- Cố hay đi chơi hàng xóm, rồi ra cảng cá, rồi lại lên Chùa nữa. Năm nào lễ hội đền Lê Khôi xã ta cũng mời cố đánh trống.
Đúng thế thật, khi tôi ra nhà cố thì chị con dâu nói rằng, Bố đang đi nhởi (chơi) ở cảng cá tầm này sắp về rồi. Chú ngồi chơi một lát, uống nước chè xanh tôi mới nấu.
Thấy tôi nhấp nhổm định phóng xe máy ra cảng cá đón cố về thì chị nói, không đời mô cố ngồi xe. Dưới biến thì đi thuyền, lên bờ thì đi bộ.
Qủa thật, chốc lát đã thấy cố Dật hiện ra đầu ngõ. Cố đi chân đất, khoan thai. Dáng người cố cao lớn, lưng thẳng, những ngón chân tõe ra khó có đôi dép nào vừa được. Cố bảo, tui đi bộ quen rồi, đi cho dẻo khớp. Suốt đời nằm trên nôốc có khi mô xỏ dép đâu. Nói rồi cố quay sang chị con dâu bảo, bựa ni trời sương mù được nhiều cá lắm, con ra ngoài cảng mua cho ông vài con cá nhắm rượu. Tôi cứ tưởng đó là loại cá đặc sản dùng đế nhắm rượu, nhưng không đó là tên một loài cá to hơn bàn tay, thịt chắc, dày, nằm sát đáy chứ không phải là mồi nhấm rượu như mực. Nhân đó tôi hỏi cố: Ở vùng biến ta có nhiều loại cá không ông. Cố nói, nhiều lắm, đế tôi kế riêng một loài cũng đã có nhiều loại, như cá nục thì có cá nục đỏ đuôi, cá nục sồ; cá cờ cũng rứa, có cờ lá, cờ đen, cờ xanh. Rồi cá lượng thì lượng sâu, lượng dài vây đuôi; thu thì thu nhật, thu chấm; mực là mực kim, mực nang, mực ống, mực xà. Nói rồi cố nheo nheo mắt nhìn tôi: Chú có biết không, trên rừng có con thú chi, thì ở dưới biển có con cá nớ. Đây tôi kể chú nghe. Cố giơ bàn tay có những ngón tay sần sùi nổi chai, nổi ngấn do những vòng cước từ số 1 đến số 10 tùy theo kích thước lớn nhỏ ăn mòn, cộm lên như những vòng nhẫn - những chiếc nhẫn như nguồn hạnh phúc lao động suốt đời của người dân biển. Chú đếm thử coi cá có các loại cùng với tên con thú như cá bò, cá chim, cá dơi, cá ngựa, cá chuồn, cá ve, cá voi, cá chó (hải cẩu), sư tử biển. Rồi tôm thì tôm hùm (hổ). Lại có loài cá mang tên bựa ăn của người dân nghèo như cá cơm, cá cháo. Lại có tên loài củ quả như cá cam, cá dưa, cá khế. Lại có loài giống một dụng cụ lao động như cá đục, cá cào, cá kiếm...
Ngồi trên ghế uống nước chè tôi thấy cố cứ lắc lư như không yên, không vững. Chị con dâu chạy vào nhà bê ra chiếc rương gỗ hình vuông chằn chặn, nước gỗ đã ngả bóng thời gian. Theo thói quen thường ngày, cố Dật chuyển sang ngồi lên đó, vững chãi như một bức tượng. Cố nói, bữa ăn tôi ngồi lên cái “gia tài” này mới ăn ngon chú ạ, quen rồi. “Gia tài” của một lão ngư hơn 100 tuổi thật giản đơn, tôi tò mò xin phép cố lật nắp cái rương gỗ, thì ra trong đó có chia ra nhiều ô, ngăn, mỗi ô đựng một dụng cụ đi biển như: Ô chứa lưới câu thì mỗi loại cá có loại câu riêng; ô chứa đủ các vòng cước kích thước khác nhau, ô chứa các ống câu to nhỏ đã nhẵn bóng, ô chứa các loại phao câu... Cố nói, già rồi không đi biển nữa giữ lại cho vui, cho đỡ nhớ biển, nhớ nghề thôi. Mà cũng thật lạ chú ạ. Cái rương gỗ ni không biết họ làm bằng gỗ chi mà không mối mọt đã đành, khi rớt xuống biển lại nổi và các mối đục gặp nước nở ra, sít lại, đổ nước vào là thành cái phao, nó đã cứu sống tui mấy lần. Nói rồi cố vân vê từng mép gỗ: Nó vừa là gia tài, vừa là ân nhân, vừa là bạn bè, vừa là cái ghế để ngồi câu. Thật tiện!.
Tôi hỏi cố:
- Trong đời đi biển thì cố thích gì nhất.
-Thích nghe đài - Cố đáp liền -Tui với cái đài như một người bạn thân thiết. Đài để nghe thời tiết là chính, rồi đài để nghe hát dân ca, bây giờ nhiều đêm tôi mở đài để nghe tiếng người mới ngủ được. Tui đọc chú nghe những câu đúc kết như: “Tháng ba trong nước em ơi -Bớt cơm anh lại mà nuôi mẹ già”. Tháng ba trong nước cá xót mắt không ăn câu. Rồi “Tháng bảy nước chảy lo le” làm hai dòng nước xoắn vào nhau khó thả lưới. Rồi "Tháng chín nhịn đi buôn’" vì tháng chín hay bão gió, khó đánh bắt.
Nhân nói đến con nước, dòng nước cố giải thích:
- Đừng tưởng trời yên biện lặng mà chủ quan. Dưới mặt nước có bao biến đổi đến giật mình. Chú có biết không, có lớp nước mặt phía trên, lại có nước sâm dưới đáy. Bốn dòng nước chạy chéo nhau như dấu cộng, lưới thả xuống là xoắn bện vào nhau. Chỉ có một thời điểm, thời gian nào đó là lúc cả bốn dòng đều thuận một chiều thì ta đánh lưới.
Tôi hỏi:
- Thế sinh con nước, rồi “nước thơm” nghĩa là gì?
Cố thủng thẳng cười:
- Sinh con nước theo mùa trăng mà ta quen gọi là thủy triều. Còn “nước thơm” là lúc thuận nước êm, cá không xót mắt.
Tôi tò mò hỏi:
- Trong đời cố đi biển nguy hiểm nhất là lúc nào?
“Tháo gió ” chú ạ! Tháo gió. Tháo gió là chạy tránh bão. Đời tui đã mấy lần tháo gió. Cố nhìn ra xa như nhớ lại một thời trai trẻ của mình, rồi tiếp giọng trở nên xa xôi - mà gió cũng lắm thứ. Gió nồm, gió bấc, gió nam, gió chướng, rồi cả “gió chìa vôi”.
- Gió chìa vôi - tên một loài chim thường gọi là chim chích chòe hót lảnh lót trong vườn buổi sáng - Tôi thảng thốt ngạc nhiên.
-Ừ - cố khẳng định- đó là loài gió đan chéo xoắn xuýt vào nhau chứ không phải là lốc tố. Ăn thua gì chú, bọn tui thường gọi là nạm (gói) “gió chìa vôi”
Tôi hỏi:
-Nghe họ đồn Thạch Kim bây giờ chỉ có mỗi cố Dật là có tài nghe được tiếng cá kêu phải không?
Cố lại cười, cái cười móm mém của người già nghe cứ khùng khục, rúc rích thật vui:
-Tài chi mô chú, tất cả là do mình luyện tai và tích lũy kinh nghiệm. Những loại cá như cá ngao vàng, ngao trắng, cá xóc nanh, xóc trắng, cá đù sẽ phát ra tiếng kêu lớn vì chúng thường tụ tập đi theo đàn với số lượng nhiều Tui lặn xuống sẽ phân biệt cá ngao vàng kêu lục tục, ngao trắng cũng vậy nhưng kêu đậm hơn. Cá xóc nang kêu cục cục, cá xóc trắng kêu túc túc... Trước kia không có đài, tui ngửi ra cả mùi bão. Cứ nhìn mây, nhìn sắc nước rồi thấy trạng thái giật giật trong người, rồi ngửi thấy mùi của rong biển trong gió là tui đoán có thay đổi thời tiết. Còn đoán sắc màu của cá đàn, của ruốc đỏ thì tui trèo lên cột buồm đe nhìn. Mắt tui tinh lắm, tai tui thính lắm, đến giờ đọc báo vẫn chưa phải đeo kính.
-Thế đời đi biển của cố khó nhất là việc gì?
- Bỏ neo! Chú có nghe bọn trẻ ngâm nga không: “Suốt đời chỉ mấy thước dây (neo) - Kéo đi kéo lại mòn tay vẫn cò . Ngư phủ hơn nhau là chuyện bỏ neo, bỏ neo trượt là đi đứt. Bão gió hay lúc đánh bắt thả lưới thì bỏ neo là quan trọng nhất. Phải đoán được luồng nước nước chảy, được gió rồi chất đất ở đó, bùn hay cát, đá hay rạn san hô để neo cắm chắc. Cả đời tôi chốt lại chỉ một chữ neo. Neo mình, neo bạn (người đi cùng thuyền), neo thuyền. Đứt neo là mất sạch!
Nghe cố nói tôi ngẫm nghĩ lại thật chí lí. Đời biển thì dài mà đời người sao ngắn thế.
Trở lại xóm Sơn Bằng, tôi gặp Trung một tay “sát cá". Khác với cố Dật, Trung nhanh nhẹn, tháo vát và hài hước nữa. Trung bảo: “Em đi câu từ lúc 9 tuổi, mê câu hơn mê chữ, thuộc lưỡi câu hơn thuộc chữ cái. Em thuộc các tính cách ăn mồi của từng con cá. Nói thật to tát như cá voi thì khi săn mồi em thấy nó thường há miệng rộng ra rồi thóp bụng lại tạo thành một dòng xoáy hút nước và cá nhỏ vào trong bụng sau đó phun phì phì thở nước ra trên lưng. Cá mập mắt nhìn kém nhưng cái mũi thì thính lạ lùng, nhất là ngửi mùi máu. Dân biển khi đắm thuyền thường lo nhất cơ thể bị xây xước, chảy máu. Cá mập sẽ ào đến như cá béc- giê đánh hơi trên bờ. Đó là cá to còn lại cá nhỏ như cá đục trong đầu nó có một hạt sạn, gặp bữa động trời sấm rộ lên hạt sạn gây cho đầu đau nhức, cá đục chui xuống dụi đầu vào cát đố ai câu được một con. Câu mực cũng là một nghệ thuật, mực mẹo mà. Mực xây tổ như con ong uốn lượn theo từng nếp sóng, như vồng khoai lang của dân làm ruộng. Mực chỉ thò cái đuôi ra ngoài vì thế khó nhử nó ra được. Khác với cá đục những đêm biển nổi giông, mực lại kéo nhau ra ngoài ăn rộ lên vài tiếng rồi lặn biệt tăm. Có thuyền đậu đúng ổ mực thả bất cứ giây gì xuống kéo lên, mực bám vào hàng chuỗi thở khụt khịt như người bị viêm xoang mũi lúc trái gió trở trời. Lại có loài cá khó câu bằng mồi mà ta chỉ bắt được bằng bóng như cá hồng, cá sú. Bóng đan bằng tre già ngâm nước dẻo quánh thành những cái chuồng hình chữ nhật. Cửa vào bóng như cái hom dỏ. Vào thì dễ ra thì khó.”. “Thế câu bóng có khó không?”- Tôi hỏi. Trung nói: “Khó chứ - Ta phải buộc hòn chì nặng vào chiếc lưỡi câu to kéo rà sát đáy biển gặp rạn đá san hô thì mắc lại. Các loài cá đặc sản thường nằm trong rạn đá. Cứ thế con nọ vào chuồng (bóng) lại kéo con kia như thả chim mồi vậy. Tóm lại “ Chim chết vì nhạ (nhựa), cá chết vì nước” Câu cá là phải đoán chừng con nước, bựa nước thơm, nước mát thì cá ăn nhiều, dỗ cá cũng như dỗ trẻ con phải mát tay và nhẹ vía, nóng nảy là không được. Cá nó cũng nghệ sĩ lắm. Nghệ sĩ! Lần đầu tiên tôi được nghe từ này. Đúng thế - Trung linh hoạt, sôi nổi: Anh đã xem cá heo diễn chưa, chúng uốn dẻo hơn cả diễn viên xiếc. Và khi được người trên thuyền vỗ tay hưởng ứng thì chúng lại càng tung hứng, phấn chấn hơn. Và vũ điệu của nó thì tuyệt vời. Lại có loài cá bầy đi theo đàn lẻ như cá ngứa, tên là ngứa mà thịt thơm lạ lùng. Còn cá chim khó câu lắm. Phải chọn anh chàng nào da trắng nhất uống nước mắm cánh gián cho nóng người rồi nhảy xuống biển uốn lượn mới dẫn dụ được cá chim vào lưới. Nói chung các loài cá rất mê ánh sáng đèn và say cả âm thanh nữa. Nếu ta mở nhạc vũ hội là chúng từng bầy kéo nhau lên mặt nước thở híp hóp thật vui. Thế giới cá thật đa dạng. Câu cá ngoài kinh nghiệm ra còn có cái vía may mắn nữa. Có lẽ trong đại dương bao la nhiều bí ẩn thì cõi người vẫn cứ đăm đăm bé nhỏ, tin cậy vào may rủi. Đêm ngủ ngón chân anh buộc vào ống câu. Chỉ một va chạm nhỏ là anh đã biết ngay cá loại gì cắn câu. Và lừa câu cá to là cả một nghệ thuật khi kéo căng, khi nới lỏng, có khi cá dắt kéo thuyền chạy hàng cây số đến lúc nó mệt lả mới bắt được...
2. Dự thảo “Đề án Phát trien kinh tế thủy sản huyện Lộc Hà giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025”, trong phần I đánh giá: “Lộc Hà là huyện ven biển, với 12 km đường bờ biển, hệ thống sông phân bổ khá đều tạo nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Tuy nhiên kinh tế thủy sản chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế ở cả ba lĩnh vực: Ngư cụ đánh bắt lạc hậu, phương thức đánh bắt nhỏ lẻ, ngư trường đánh bắt hẹp (Chủ yếu gần bờ), rủi ro cao, tình trạng đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, ngư cụ đánh bắt mang tính hủy diệt...vẫn còn xẩy ra. Diện tích nuôi trồng chủ yếu là quảng canh, năng suất thấp, hệ thống hạ tầng nuôi trồng thủy sản ở các vùng nuôi tập trung ngày càng xuống cấp, phát triển chưa có tính ổn định và bền vững. Chế biến thủy sản còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chế biến chưa có thương hiệu để cạnh tranh trên thị trường.”
Thực trạng ấy tồn tại nhiều năm.
Yêu cầu cấp bách đặt ra là cần có những thay đổi tích cực, góp phần xây dựng ngành thủy sản phát triển theo hướng gía trị gia tăng, ổn định, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Vào những năm 2012, 2013, 2014, nhiều quyết định của UBND tỉnh tập trung vào việc khơi dậy tiềm năng, nguồn lực, phát triển thủy sản Hà Tĩnh: Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể nuôi tôm trên cát, Quyết định phê duyệt Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt, Quyết định phê duyệt Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.. .Sau các Quyết định trên và sau khi xác định được ba vùng kinh tế của huyện: vùng Trà Sơn; vùng sản xuất rau màu và sản phẩm chủ lực; vùng ven biển khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, Lộc Hà xác định muốn nâng cao gía trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phải nhanh chóng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Khâu đột phá đầu tiên là Quyết định 660 đầu tư cho khai thác, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Để mở rộng ngư trường, ra biển lớn, đánh bắt xa bờ, Lộc Hà mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng cho một tàu 90 CV, đến năm 2014, ban hành Quyết định 02 thay cho Quyết định 660 với thay đổi mức đầu tư và đối tượng đầu tư: đầu tư tàu 250 CV với mức 250 triệu đồng. Đầu tư giải phóng mặt bằng cho các dự án trang trại chăn nuôi, đầu tư vốn, con giống cho nuôi trồng thủy sản.. .đầu tư thành lập các mô hình sản xuất.
*
* *
Từ Thạch Kim theo con đường láng nhựa rộng 70 mét tôi trở về trụ sở Huyện ủy, một dãy nhà cao tầng nằm dưới chân núi Bằng Sơn. Chợt nhớ, anh Phan Văn Dương, Chủ tịch đầu tiên của huyện Lộc Hà có lần nói với tôi: Cái thủa ban đầu mọi thứ đều thiếu thốn. Thiếu nhà cửa, thiếu tiền, thiếu trang thiết bị, thiếu phương tiện làm việc, thiếu cả đường đi lại.Các ngành, kể cả Huyện ủy, UBND, HĐND huyện, nói như các cụ xưa là ăn nhờ ở độ trong đồn Biên phòng 164, trong các nhà dân Thạch Bằng, Thạch Kim, Thạch Châu, Thạch Mỹ. Nhìn ngược, nhìn xuôi, bốn phía chung quanh chỉ thấy đồng không, chỉ thấy ngổn ngang gò bãi, bãi cát và biển xanh hun hút.
Tôi bước lên những bậc tam cấp vào phòng trực Huyện ủy, hỏi tìm gặp anh Trần Xuân Lương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện. Trần Xuân Lương là một trong số ít cán bộ chủ chốt của huyện Lộc Hà có mặt từ ngày đầu thành lập huyện, tháng 3 năm 2007. Vậy nên khúc, đoạn nào của Lộc Hà, anh đều trải biết.
Sau chén nước chè xanh chát ngọt mà Lương bảo là chè Kẻ Lù - Hồng Lộc, nhớ chuyện mình đang cần biết, tôi nói:
-Giai đoạn thôi nôi vất vả 2007 đến 2010, Lộc Hà bước ngay vào giai đoạn trưởng thành. Sau tất cả những đột phá mang tính chiến lược của huyện, tình hình kinh tế biển Lộc Hà thế nào?
Vốn là người trầm tĩnh, Trần Xuân Lương chậm rãi:
-Những năm sau Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ II (nhiệm kỳ 2010-2015), Lộc Hà có bước chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Phong trào xây dựng nông thôn mới với những kết qủa nó mang lại ảnh hưởng trực tiếp, tích cực tới kinh tế thủy sản. Người dân quan tâm tới lợi nhuận trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều làng, xã chuyển đất hoang hóa, đất trồng lúa năng suất thấp, đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm. Diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng; từ 420 ha năm 2012 lên 467 ha năm 2016, trong đó diện tích nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, thâm canh công nghệ chiếm 107 ha. Sản lượng từ 1.046 tấn năm 2012 lên 1.640 tấn năm 2015.
-Còn khai thác? -Tôi hỏi.
Trần Xuân Lương nói:
-Nói đến kinh tế thủy sản Lộc Hà là phải nói tới đánh bắt hải sản ở Thạch Kim, Thạch Bằng, Thịnh Lộc. Biến giàu có cá tôm mực sứa...biến mênh mông, ngư trường cho ngư dân thì rộng lớn. Vấn đề là Quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung, là phương tiện tàu thuyền, là ngư cụ, là cách tổ chức các hợp tác xã, các nghiệp đoàn và các tổ chức dịch vụ cung ứng trên bờ như kho đông lạnh, chế biến.Cũng như trong nuôi trồng thủy sản, nó liên quan đến dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh, kết cấu hạ tầng điện, nước rồi các chuỗi liên kết.
-Quy hoạch là yêu cầu đầu tiên của mọi đề án phát triến kinh tế xã hội.
-Đúng vậy. Chúng tôi đã quy hoạch cụm công nghiệp tập trung với quy mô 5 ha; gồm khu cấp đông, khu chế biến nước mắm, khu sân phơi, khu nướng cá.. .Thực hiện quy hoạch này là bảo đảm dịch vụ cung ứng cho khai thác và quan trọng nữa là bảo đảm môi trường trong lành cho các khu dân cư ven biến. Anh tính hiện nay huyện Lộc Hà có 400 chiếc tàu trên 90 CV, 2 chiếc vỏ sắt trên 800CV và nhiều phương tiện đánh bắt khác, mỗi năm khai thác được 5.100 tấn hải sản. Mỗi năm Thạch Kim và một số vùng ven biến Thịnh Lộc, Thạch Bằng chế biến đến 450 ngàn lít nước mắm, 700 tấn ruốc các loại; rồi 26 kho đông lạnh với hàng ngàn lao động, mỗi năm trung chuyển 8.000 tấn hải sản làm sao để môi trường không ô nhiễm là câu hỏi ngày nào cũng phải tìm câu trả lời.
-Môi trường. Một tiêu chí của nông thôn mới.
-Tiêu chí nào của nông thôn mới cũng nội hàm các yếu tố văn hóa, cũng hướng tới phát triển sản xuất và an sinh xã hội.
- Lúc nãy anh có nói tác động tích cực của phong trào xây dựng nông thôn mới đến kinh tế thủy sản.
-Là muốn nói tới việc xây dựng mô hình. Trong Báo cáo tổng kết xây dựng nông thôn mới có thống kê từ năm 2011đến năm 2016, toàn huyện xây dựng được 522 mô hình, thành lập được 81 hợp tác xã, 1 nghiệp đoàn. Mô hình nuôi trồng thủy sản, mô hình chế biến, mô hình kho đông lạnh, mô hình đánh bắt
Trần Xuân Lương lau kính. Quen biết nhau từ lâu, tôi biết mỗi khi Trần Xuân Lương lau kính là trong đầu anh ta có một ý tưởng mới nào đấy. Nhưng lần này thì như không phải. Anh im lăng, một lúc sau chuyển cho tôi một tệp giấy và bảo:
-Những gì đã có hôm nay là tiền đề để thực hiện mục tiêu: Đưa kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Lộc Hà trên cả ba lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến. Anh xem mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế thủy sản huyện chúng tôi đến năm 2020 và cho ý kiến xem có thành hiện thực không?
Tôi đã đọc mấy trang và chép ra mấy con số như sau: Đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, bao gồm nuôi tôm các loại, nuôi nhuyễn thể, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cua, các chẽm, cá Hồng Mỹ ...) đạt 544 ha (Tăng 121 ha so với năm 2915); sản lượng 3.690 tấn (Tăng 2.050 tấn so với năm 2015). Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 164 ha (Tăng 37 ha so với năm 2915), sản lượng trên 640 tấn (tăng 490 tấn so với 2015). Khai thác thủy sản thì giảm số tàu đánh bắt ven bờ, tăng tàu đánh bắt xa bờ. Đến năm 2020, số phương tiện tham gia khai thác trên biển 280 chiếc với tổng công suất 38.000 CV (Tăng 24.500 CV so với năm 2015); sản lượng khai thác đạt 5.500 tấn (tăng 1.140 tấn so với năm 2015).
-Anh nghĩ sao ?- Trần Xuân Lương đột ngột hỏi.
-Về cái gì?
Trần Xuân Lương nhìn thẳng vào mắt tôi, nói:
-Về khả năng thành hiện thực của những con số anh vừa ghi chép ấy.
Tôi nói chậm, vừa nói vừa nghĩ:
Cần nhiều yếu tố để một phương hướng, một mục tiêu trở thành hiện thực, không dễ gì trả lời ngay. Chỉ có điều, hiện thực Lộc Hà sau mười năm, một hiện thực phong phú, sinh động và những người dân Lộc Hà có cốt cách, gắn bó mật thiết với quê hương, với sông nước như cố Dật, như anh Trung “ sát cá” với một đường hướng phát triển thủy sản đúng cũng đủ đưa đến cho ta niềm tin những con số đầy cảm xúc trên./.
N.N.P