14-07-2020 - 08:23

Nhạc sĩ Lê Hàm người có nhiều đóng góp cho văn nghệ Hà Tĩnh

Tạp chí Hồng Lĩnh trân trọng giới thiệu bài viết về Nhạc sỹ Lê Hàm, người đã có nhiều năm gắn bó với mảnh đất Hà Tĩnh và có nhiều đóng góp cho văn nghệ tỉnh nhà

 

       Nhạc sĩ Lê Hàm (bút danh La Kỳ An, Lam Hà) sinh ngày 01 tháng 8 năm 1934, trong một gia đình có truyền thống văn hóa nghệ thuật (1), tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu. Gia đình và mảnh đất này đã nuôi dưỡng tâm hồn người nhạc sĩ từ trong nôi. Ông còn nhớ như in, trong một lần đi thực tế ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, ngồi trên thuyền nghe người chèo đò hát ví trên sông La, chàng trai trẻ đã đắm chìm vào câu hát. Và từ đó, tình yêu âm nhạc trỗi dậy trong lòng người thiếu sinh quân, ông quyết tâm theo đuổi con đường âm nhạc, rồi trở thành nhạc công của Sư đoàn 320. Năm 18 tuổi, nhạc sĩ Lê Hàm đã bắt đầu sáng tác và khơi nguồn cảm hứng cho nhiều ca khúc sau này của mình. Tình yêu âm nhạc đã giúp ông tìm về với cội nguồn để bản thân tự mày mò, tìm hiểu, đặc biệt là với các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh.

       Từ năm 1955-1961, nhạc sĩ Lê Hàm theo học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Sau khi ra trường, ông được điều vào giới tuyến Vĩnh Linh, làm công tác văn hóa văn nghệ, phục vụ cho các chiến sỹ quân đội ở bờ Bắc sông Bến Hải. Giữa đôi bờ chiến tuyến, giữa súng đạn và sự tàn khốc, điều khiến cho con người ta bị chao đảo, nhưng nhạc sĩ Lê Hàm đã nhận thức được sức mạnh diệu kỳ của âm nhạc có thể đánh bại được quân thù.

Năm 1964, nhạc sĩ Lê Hàm nhận lời mời của Trưởng Ty Văn hóa Hà Tĩnh, về nhận nhiệm vụ mới là chỉ huy dàn nhạc của Đoàn Văn công nhân dân Hà Tĩnh. Thời gian này, ông dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu, sưu tầm các loại hình dân ca Xứ Nghệ trên đất Hà Tĩnh.

       Tuy không sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh, nhưng đối với nhạc sĩ Lê Hàm, Hà Tĩnh luôn được ông xem là quê hương thứ hai của mình. Biểu tượng núi Hồng, sông La cùng với những câu hò, điệu ví thắm đượm nghĩa tình, đã bồi đắp cho tâm hồn ông tình yêu và nguồn cảm hứng mãnh liệt trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Theo năm tháng, tình yêu đó ngày càng dào dạt và vẫn không ngừng chảy trong trái tim của người nhạc sĩ: Dòng nước sông La vẫn trong xanh điềm đạm/ Như gái Lam Hồng hiền hậu, thủy chung/ Đẹp lắm ai ơi gái sông La, Lĩnh/ Xô viết quê mình gái nỏ kém chi trai…(Gái sông La); Có ai về quê hương Hà Tĩnh…ơ mà nghe/ Bến Tam Soa đưa ví ân tình/ Mời bạn về thăm đất Trường Lưu/ Nhớ ghé Tiên Điền/ Những câu Kiều, Hoa Tiên lộng cánh ơ đẹp tươi/ Vũ Quang giương cao bóng nghĩa kỳ/ Đất Việt thường xưa chính từ đây…(Hà Tĩnh quê hương ta).

       Năm 1970, khi có chủ trương chia tách Đoàn, ông về làm Trưởng đoàn Ca múa Hà Tĩnh. Đây là quãng thời gian đầy gian truân mà rất đỗi hào hùng. Hưởng ứng phong trào “tiếng hát át tiếng bom” trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhạc sĩ Lê Hàm cùng Đoàn đi biểu diễn tại các trận địa pháo, những chiến trường nóng bỏng. Một lần, đưa Đoàn đi biểu diễn tại Hương Phúc, Hương Khê. Đoàn đến, khi trường học nơi đây vừa bị bom dội. Trước mắt người nhạc sĩ, là cả sự tan hoang, cảnh sách vở, áo quần còn lẫn trong bùn đất, hay bị quăng lên không trung đã khiến trái tim nhạc sỹ quặn đau nhức nhối. Ông đã viết lên ca khúc “Hãy trả thù cho các em”, với giai điệu căm phẫn sục sôi... Những ngày tháng chiến tranh ác liệt, đã trỗi dậy trong tâm hồn ông rất nhiều cảm xúc lẫn lộn: yêu thương, căm thù, kiêu hãnh, tự hào... Và hàng loạt ca khúc của ông đã ra đời trong những cảm xúc như vậy: Từ ấy vang lên khúc ca quân hành/ Công việc gia đình em lo liệu đảm đang/ Ngày đứng hiên ngang dưới bom mưa trực chiến/ Tối lén con thông đường cho kịp chuyến xe qua/ Ơ cả quê ta/ Gái tiếp bước lên đường/ Khi ra khơi vào lộng/ Khi sấm động chiều non/ Lập chiến công biết bao gái ngoan cường… Nhạc sĩ Lê Hàm kể lại, năm 1966, khi bài hát “Gái sông La” của Lê Hàm lần đầu tiên vang lên trên Đài Tiếng nói Việt Nam, đã làm cho hàng triệu người rơi nước mắt, và chính tác giả cũng đã khóc, bởi những lời ca của mình đã được cất lên từ gan ruột, trong khi cả nước đang hướng ra chiến trường, gửi trọn niềm tin vào ngày chiến thắng. Đặc biệt, vào năm 1964 trận đầu thắng Mỹ trên đất Hà Tĩnh, đã gieo vào tâm hồn ông một âm hưởng hào hùng và lòng tự hào về sức mạnh của quân dân Hà Tĩnh. Nhờ vậy nhạc sĩ Lê Hàm đã sáng tác liên tiếp 4 ca khúc trong thời điểm đầy dấu ấn lịch sử này, đó là: “Gái sông La”, “Hà Tĩnh quê hương ta”, “Chiến công Hà Tĩnh vẻ vang”, “Em yêu Hà Tĩnh”... Với ca từ trong sáng, giàu chất trữ tình, có sự hài hòa trong dòng chảy cảm xúc, kết hợp với kĩ thuật sáng tác, tạo nên những giai điệu ngọt ngào, mang đậm âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh. Nhờ vậy, các nhạc phẩm đó trở thành nguồn động viên to lớn của quân và dân anh hùng nên đã được rất nhiều người yêu thích, nồng nhiệt đón nhận.

       Nhạc sĩ Lê Hàm được giới nghề nghiệp cũng như đông đảo khán giả ví như cây đại thụ trong làng âm nhạc Xứ Nghệ. Ông không chỉ nổi tiếng với nhiều ca khúc đã đi cùng năm tháng và những công trình sưu tầm, nghiên cứu âm nhạc dân gian có giá trị, mà ông còn là một nhà quản lí thành danh, được cấp trên tin tưởng và cấp dưới cảm phục. Ông từng tham gia các chức vụ: Trưởng đoàn Văn công Hà Tĩnh; Phó Tổng thư kí Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ Tĩnh; Giám đốc Nhà Văn hoá Lao động; Phó Chủ thịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, kiêm Phó Tổng thư kí Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An; Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An; Chi Hội trưởng chi hội Nhạc sĩ Thanh - Nghệ - Tĩnh. Ngoài Hội Nhạc sĩ, nhạc sĩ Lê Hàm còn là hội viên Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Đặc biệt, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Hà Tĩnh, khóa I, thời kì mới thành lập Hội đầy khó khăn và gian khổ.   

       Với quãng thời gian hàng chục năm sống và làm việc tại Hà Tĩnh, nhạc sĩ Lê Hàm đã dành khá nhiều thời gian về tận các làng quê ở Đức Thọ, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân... ông đã sưu tầm được hàng trăm làn điệu cổ về các làn điệu dân ca ví, giặm, ca trù, trò Kiều, sắc bùa. Và cái được lớn hơn là trong quá trình đi điều tra, điền dã đã tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Lê Hàm sáng tác, soạn lời hàng trăm bài hát, tổ khúc dân ca phục vụ phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn Hà Tĩnh. Tiêu biểu như “Nghi Xuân quê đẹp”, “Tiếng hát Hương Sơn”, “Vè khoai tủ”, “Mừng quê ta mở hội”…          

       Năm 1970, khi tập hợp được trên ba mươi bài Hò, Ví, Giặm, ông được Hội Văn nghệ Hà Tĩnh xuất bản tuyển tập Dân ca xứ Nghệ. Đây thực sự là một tài liệu rất quý, trở thành nguồn cung cấp bài bản cho những ai yêu quý dân ca Ví, Giặm suốt mấy chục năm nay. Về sau, ông đã cùng với các tác giả Hoàng Thọ, Thanh Lưu xuất bản cuốn sách Âm nhc dân gian X Ngh (Nxb. Nghệ An, 2000). Đây là một công trình khoa học nghệ thuật có giá trị thiết thực, bổ ích cho những người muốn tìm hiểu và nghiên cứu âm nhạc dân ca Nghệ Tĩnh. Sách đã được Hội đồng giải thưởng âm nhạc, Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng giải Nhì, năm 1999, được Hội Văn nghệ dân gian cho tái bản theo nguồn sách nhà nước tài trợ, năm 2012.

       Không chỉ có vậy, nhạc sĩ Lê Hàm đã dày công mở rộng nghiên cứu đưa dân ca Nghệ Tĩnh đến với nghệ thuật chuyên nghiệp. Ông khai thác một cách đa dạng âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh vào các tác phẩm nhạc kịch, cải biên và lồng điệu cho nhiều vở ca kịch do các đoàn nghệ thuật hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh dàn dựng. Tiêu biểu nhất là làn điệu Hò bơi thuyền trong vở “Mai Thúc Loan” của kịch tác gia Phan Lương Hảo (Giải thưởng VHNT Nhà nước, đợt II).

Hiện nay, cây đại thụ của làng âm nhạc Xứ Nghệ đã bước vào tuổi 85, nhưng nhạc sĩ Lê Hàm vẫn rất dẻo dai, phong độ, minh mẫn và vẫn vô tư nhận lời tham gia các hội đồng tư vấn nghệ thuật cho các cuộc liên hoan nghệ thuật kể cả chuyên và không chuyên, nhất là say sưa truyền dạy cho phong trào đàn hát dân ca Nghệ Tĩnh trên địa bàn 2 tỉnh. Ông như con tằm rút ruột nhả tơ, muốn dâng hiến cho đời những “báu vật văn hóa” mà các thế hệ cha ông đã trao truyền lại.

       Đối với giới văn nghệ sĩ và công chúng yêu âm nhạc ở Hà Tĩnh, xem nhc sĩ Lê Hàm là bc thy có công đào to nhiu thế h nhc sĩ tr Hà Tĩnh đến nay đã thành danh như: Mnh Chiến, Quc Nam, Ngc Thnh, Quc Vit, S Chinh…Ông còn là ngưi bc nhp cu ni b âm nhc hin đi vi âm nhc dân gian. Tác phm và các công trình sưu tm, nghiên cu ca ông đã bi đp thêm phù sa màu m cho dòng chy âm nhc ca quê hương núi Hng, sông La./.

Phan Thư Hiền

–––––––––––––––

(1). Ông bà, cha mẹ là nghệ nhân ví giặm nổi tiếng một thời; vợ là diễn viên múa; con trai trưởng là Trưởng Đoàn Văn công Quân khu IV; các cháu nội, ngoại đều đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội.

. . . . .
Loading the player...