21-05-2020 - 15:38

Truyện ngắn GẶP GỠ THỜI COVIT của Trần Hậu Thịnh

TRẦN HẬU THỊNH

 

GẶP GỠ THỜI COVIT

                 Truyện ngắn

 

Những buổi học cuối năm tiết trời bao giờ cũng nóng nực. Hôm nay lớp học bốn tiết, tan trường sớm chúng tôi rủ nhau ra bể bơi giữa sân vận động thành phố để trải nghiệm bộ môn thể thao bổ ích này. Về tới nhà tôi thấy người nóng hầm hập, mẹ hốt hoảng lấy lá ngãi cứu vò ấp lên mặt, sau đó mẹ nấu canh chua cho tôi ăn cầu mong tôi chóng khỏe để tiếp tục đến trường. Ăn được nữa bát canh mắt tôi tối sầm lại, miệng buồn nôn, rồi cơ thể lạnh buốt dần. Bố tôi nhanh chóng vứt bộ quần áo đồng phục vào chậu nước rồi lật đật dắt xe ra sân. Mẹ ngồi phía sau giữ chặt đưa tôi đến bệnh viện, xuống xe, may tôi còn đủ sức lết vào phòng cấp cứu. Ông bác sĩ trưởng khoa đỡ tôi nằm xuống giường. Tôi chỉ nghe loáng thoáng lời rầu rĩ của mẹ "khổ con ơi! Thi cử sắp đến nơi, còn vài tháng nữa con không biết giữ gìn sức khỏe".

Thế là tôi phải nghỉ học, xa thầy cô, xa bạn bè, xa luôn cái chỗ ngồi thân quen, xa cây phượng vĩ thắm đỏ những chùm hoa rộ trước sân trường. Tôi phải uống thuốc và tiêm rất đau. Tai nghe lách cách các dụng cụ y tế khua vào nhau trên khay Inox là lòng bâng khuâng trong nỗi buồn vô hạn.

Thấy sức khỏe tôi chuyển biến chậm, bác sĩ bảo mẹ để tôi ở lại để theo dõi một thời gian. Ông động viên tôi "Sức khỏe là quan trọng nhất, cháu chưa học rồi hãy học, tương lai còn dài". Sau đó tôi được chuyển qua ở chung phòng với một bệnh nhân là thầy giáo. Thầy tên là Thảo hiện đang dạy thể dục ở một mái trường đóng tại miền núi. Tôi cũng là đứa mê thể thao. Thế là từ chỗ tình bệnh nhân, nghĩa thầy trò, chúng tôi nhanh chóng trở thành một đôi bạn thắm thiết. Sáng sớm tôi nghe thầy kể về tầm ảnh hưởng của thể thao, thông qua sự tương tác hoạt động của cơ thể. Thầy nói, thể thao cũng như các phương thuốc vậy, nó cũng là con dao hai lưỡi, nếu chúng ta thực hành không đúng động tác và thời điểm. Thầy nói đến đây tôi chợt hiểu, hôm mình xuống bể bơi, thời điểm lúc ấy trời rất nóng và mình còn đẫm mồ hôi vì chạy đua giữa nắng.

Để tôi giảm khuây nỗi buồn, mẹ đưa đến cho tôi cái laptop. Tôi lại có điều kiện học thêm thông qua trực tuyến với bạn bè. Ngoài những kiến thức xã hội, tôi với thầy còn am tường thêm về y học, thông tin. Một hôm tôi buột miệng hỏi thầy, sao không thấy vợ con đến thăm? Khuôn mặt thầy buồn rũ xuống, thầy trả lời, nhà thầy ở nông thôn, xa lắc xa lơ và thầy không muốn phiền toái cho vợ con.

Ba ngày sau tôi và thầy Thảo khỏe bệnh cùng ra viện một lúc. Trước lúc chia tay thầy lấy ra một mẩu giấy ghi dòng địa chỉ cho tôi "Thầy Hồ Sĩ Thảo, thôn An Lạc, xã Thạch Thành...". Thế là thầy trò chia tay. Tôi có bố mẹ và em gái đến đón, còn thầy lặng lẽ nhét vội bộ quần áo nhàu nhĩ  bỏ vào cặp. Xong thủ tục xuất viện thầy thui thủi dắt xe qua đường. Khi hai người hai ngả thầy còn ngoái lại đưa tay vẫy vẫy tôi. Khoảnh khắc lưu luyến ấy ngậm ngùi vô hạn.

Ba tháng sau, tốt nghiệp trung học phổ thông, xét thấy học lực bản thân tôi không thi Đại học mà làm đơn vào thẳng trường Cao đẳng nghề. Ra trường tôi may mắn được một doanh nghiệp trong nước có trụ sở ở Mê Linh giới thiệu sang Hàn Quóc làm việc, cuộc đời lại bị lôi cuốn túi bụi. Thấm thoắt đã gần ba năm mà tôi vẫn chưa có dịp đến thôn An Lạc để thăm thầy. Mảnh giấy ghi dòng địa chỉ, vẫn được tôi gấp vuông vắn giữ yên trong bóp như một kỷ vật thiêng liêng của cuộc đời.

Tôi sang Hàn được chín tháng, vừa mới thích nghi với công việc và tập quán nơi bản xứ thì đất nước này hoảng loạn trước nạn dịch vi rút corona bùng phát và lan truyền dữ dội. Xem truyền hình tôi hình dung nhân loại cả thế giới đang vùng vẫy trong cơn hoảng loạn. Mọi người đều nhanh chóng bỏ lại những toan tính để bảo toàn mạng sống. Gánh hành trang chất đầy những ước mơ và toan tính đều quẳng lại phía sau chờ cơ hội quay đầu làm lại. Bạn bè lũ lượt tìm về quê hương bản quán. Bố mẹ và cô em gái nóng lòng, gọi điện, nhắn tin thường xuyên bảo tôi về. Với tôi bây giờ Tổ quốc và gia đình là trên hết. Nơi đó mới thực sự cho tôi cuộc sống yên bình. Đáp xuống sân bay Nội Bài tôi cứ ngỡ, mình có tiền là có taxi chở ra bến xe và sớm muộn thì đêm nay cũng đoàn tụ với gia đình. Nhưng không, ra khỏi sân bay, tất cả chúng tôi được hai người bộ đội hướng dẫn lên chiếc xe biển đỏ rồi chở thẳng về một doanh trại quân đội cách Nội Bài chừng năm chục cây số. Tất cả mọi người được một tuyên truyền viên phổ biến kỹ càng về quy chế khu cách ly và pháp lệnh Nhà nước.  

Hết thời gian cách ly chúng tôi đều được kiểm tra sức khỏe. Trước lúc chia tay, mọi người xúm xít ghi địa chỉ và số điện thoại của nhau, hy vọng ngày bình yên sẽ tái ngộ nơi xứ Kim Chi. Sau một ngày lên xe tôi về đến ngôi nhà thân quen cùng bố mẹ và hai em nhỏ. Trong yêu thương đầm ấm tôi lại có sự chia sẻ của gia đình và bà con lối xóm. Hai hôm sau, lần theo dòng địa chỉ của thầy Thảo tôi tìm đến thôn An Lạc. Con đường thưa thớt những bóng người. Treo túi qùa nơi đầu xe lòng tôi háo hức phấn chấn vô cùng. Sau gần một tiếng đồng hồ vừa đi vừa hỏi, tôi có mặt trước một ngôi nhà ngói đơn sơ nhuốm màu rêu phong. Thấy tôi xuất hiện, thầy ồ lên một tiếng rồi ôm chầm tôi vào lòng như một người bố gặp lại người con vùng chiến tuyến. Căn nhà hơi vắng vẻ, tôi chưa kịp hỏi thì thầy Thảo bộc bạch "Vợ con về quê ngoại, chẳng biết bao giờ quay lại. Chiều nay chỉ hai thầy trò mình thôi...". Tôi dùng bữa cơm đạm bạc tại nhà thầy, gần hết buổi chiều khi trời đổ hoàng hôn thì ra về. Về nhà xa xẩn chẳng biết làm gì, một tuần sau tôi lại lên chơi với thầy. Tới nơi tôi thực sự ngạc nhiên, nhà bị khóa cổng ngoài nom đến lạnh lùng. Thấy tôi loay hoay trước cổng, một phụ nữ trạc tuổi mẹ tôi nhà gần đấy nói vọng qua bờ rào: Thầy Thảo hôm trước có đứa học trò quái gỡ nào đó ở Hàn Quốc về sà vào đây bù khú. Tối qua thầy lại bị ốm, sáng nay ôm hành lý ra đi. Trước lúc đi thầy có dặn tôi nếu ai hỏi, chị bảo dùm bảy ngày nữa tôi mới quay lại nhé. Tò mò tôi hỏi người phụ nữ "Vợ con thầy đi đâu hở cô". Người đàn bà nói nhỏ "Thầy Thảo lấy vợ thời còn trẻ. Sau đó một lần bị bệnh quai bị nhưng vì chủ quan, điều trị muộn trở thành biến chứng vô sinh. Vợ thầy vào Sài Gòn tìm hạnh phúc với người đàn ông khác. Lâu không thấy đoái hoài. Tôi ngoái nhìn ngôi nhà một lần nữa. Dưới giàn chanh leo mọng quả là cái bàn gỗ cũ kỹ điểm nhẹ vài lá vàng rơi. Hai chiếc bút bi ngả nghiêng trong hộp nhựa. Một ly cà phê khẳn khắt chưa uống cạn. Một hộp trà Thái Nguyên đậy không kín nắp. Có tiếng chim Sơn Ca lích rích trong vòm lá nhưng nghe sao lạc lõng vô cùng. Âm thanh ấy không làm nên điệu phức gì chỉ làm cho khoảnh sân thêm đừu hiu buồn tẻ. Chốn nghỉ ngơi thư giãn của người đàn ông cô đơn buồn tủi, buồn hơn bất cứ chốn nào mà tôi từng đặt chân qua.

Tôi bàng hoàng và tự trách: Hôm trước quên không bảo với thầy là mình đã hết cách ly ở Hà Nội. Tôi cầm điện thoại gọi, vẫn cái giọng thân quen đầm ấm như ngày nào, thầy trả lời tôi: Chúc mừng em. Mấy hôm thầy rất áy náy, nhưng không lưu số máy của em. Bây giờ, có đây rồi khi nào ra khỏi khu vực cách ly thầy gọi em nhé.

Tôi trở về nhà lòng buồn hiu hắt. Tuy cũng là người bình thường khỏe mạnh nhưng lại thấy ái ngại trong mặc cảm trước ánh mắt thăm dò xa lánh của mọi người.  

Một buổi sáng cả nhà ăn cơm xong, chưa kịp uống nước thì nghe bố nói rỉ tai với mẹ "Hình như có mấy bà "đờ nọi" về trên xã". Bố tôi dứt lời thì có tiếng loa oang oang như xoáy vào lỗ tai làm loang nhức những phận đời khốn khó. Hôm nay ngày 9 tháng 2. Chi nhánh ngân hàng... về tại địa phương thu hồi nợ lãi tháng giêng. Đề nghị các gia đình sau... ngày hôm nay có mặt tại quỹ tín dụng xã làm thủ tục thanh toán. Chúng tôi xin nhắc lại...". Tôi lắng nghe và nhẩm ra rằng - Nhà mình gần đội sổ nợ trong thôn. Nhìn khuôn mặt buồn thiu của mẹ tôi thấy nghẹn lòng. Đặt con dao thái chuối xuống bậc thềm mẹ tôi than vãn: Giá không có dịch lợn tai xanh Châu Phi dạo trước thì cũng giảm được một ít nợ đấy". Bố tôi đặt đặt cốc nước trà xuống bàn rồi cố giữ vẻ bình thản "Đời là nợ, trời cho mạnh khỏe thì lo gì". Nói vậy nhưng một lúc tôi nghe tiếng thở dài của bố phía sau hồi. Âu là hiệu ứng của bản năng con người khi quá chán chường và bất lực. Tự dưng tôi nhớ cái hình ảnh băng chuyền tại Công ty Sam Sung nơi tôi làm việc, kèm theo những suất lương hậu hĩnh, từ tay ông chủ. Hoặc những ngày nghỉ được rong ruổi với bạn bè xem hoa Tuy-líp trắng xóa trong sương mờ lại hùa về trong ký ức tôi. Tôi tin một ngày nào đó con vi rút Corona tàn ác này sẽ vĩnh viễn biến mất, chấm dứt những tháng ngày tất bật đau thương của nhân loại. Thế rồi ngày mong ước của toàn nhân loại cũng đến, trong đó có tôi. Tất cả cùng háo hức chuẩn bị gói hàng trang mới của cuộc đời.

Trước ngày ra đi, tôi không quên trở về thôn An Lạc thăm thầy Thảo. Sau khi hỏi thăm gia đình, biết bố mẹ tôi hàng tháng còn oằn lưng trả nợ ngân hàng, thầy bình thản nói: Thầy còn mấy chục triệu, chẳng làm gì để trong nhà đôi lúc trở thành nô lệ nó. Em cầm về, đưa bố mẹ, sang bên ấy làm được trả thầy sau.  

Thấy tôi áy náy thầy nói dứt khoát: Cầm lấy!

 Tôi kể lại câu chuyện này trong một ngày nghỉ ở Hàn Quốc, sau khi nạn dịch đã kết thúc ba tháng.  


T.H.T

Ảnh nguồn internet

 

. . . . .
Loading the player...